Xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện đang trở thành một vấn đề ngày càng được các cấp chính quyền và doanh nghiệp quan tâm. Sở dĩ nguồn nước thải này chứa nhiều chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, hóa chất độc hại, … gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về quy trình xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện.
Xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện là như thế nào?
Xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện là quá trình loại bỏ các chất bẩn và độc hại có trong nước trước khi xả ra môi trường. Sau khi được xử lý, nguồn nước thải sẽ sạch, giảm tối đa hàm lượng các chất độc hại, đáp ứng tiêu chí thải ra môi trường.
Nguồn gốc của nước thải nhà máy nhiệt điện
Trong quá trình sản xuất điện năng, các thiết bị trong nhà máy sẽ phát sinh ra một lượng nước thải. Nguồn nước này có từ:
- Hoạt động sản xuất: Bao gồm nước thải từ hoạt động làm mát bình ngưng, các thiết bị phụ cùng với đó là nước thải ô nhiễm dầu (do sự cố xảy ra khi rò rỉ, rửa thiết bị, động cơ hay nước mưa chảy tràn).
- Hoạt động sinh hoạt: Phát sinh trong quá trình vệ sinh tại khu vực ăn uống, sinh hoạt của cán bộ, công nhân đang làm việc tại nhà máy.
Thông thường, nước thải từ nhà máy nhiệt điện có nồng độ pH dao động từ 6.5 đến 8.5. Để tránh ô nhiễm, các nhà máy cần phải xây dựng hệ thống xử lý chuẩn chỉnh, đảm bảo nguồn nước thải ra an toàn.
Thành phần của nước thải
Dưới đây là thành phần của nước thải từ các nhà máy nhiệt điện:
- Nước thải làm mát: Nguồn nước này có nhiệt độ cao hơn so với nước ban đầu, nguy cơ ô nhiễm nhiệt đối với môi trường xung quanh.
- Nước thải chứa dầu mỡ: Nước thải có một lớp màng dầu nổi lên trên mặt, gây mất mỹ quan và ô nhiễm cho môi trường.
- Nước thải từ tro xỉ và nước rửa thiết bị: Độ đục của nước cao, hàm lượng cặn lớn, chứa các ion kim loại nguy hiểm.
- Nước thải sinh hoạt: Chứa những chất hữu cơ và chất dinh dưỡng: Nitơ, phốt pho, … gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa.
- Nước thải từ hoạt động nấu ăn: Có chứa hàm lượng các chất hữu cơ, dầu mỡ, các khoáng chất tẩy rửa cao.
Quy trình chi tiết 4 bước xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện
Giai đoạn 1: Bể thu gom
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện. Ở đây, nguồn nước thải sẽ được thu gom qua đường ống dẫn và được đưa đến bể chứa. Ở bể này sẽ được lắp đặt những song chắn rác để loại bỏ rác thải có kích thước lớn.
Đối với nước có chứa dầu mỡ thì sẽ được chuyển sang đường ống riêng để tách dầu mỡ trường khi chuyển đến bể thu gom.
Giai đoạn 2: Bể điều hòa
Sau khi loại bỏ rác thải ra khỏi nước, nước sẽ được chuyển đến bể điều hoà. Bể điều hoà nhằm ổn định lại lượng nước và chuẩn bị để chuyển sang các giai đoạn tiếp theo.
Ở bể điều hoà sẽ được thiết kế thêm hệ thống thổi khí và máy trộn. Thiết bị này được lắp đặt nhằm mục đích xáo trộn dòng chảy, oxy hoá các chất hữu cơ và tránh cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Ngoài ra, giai đoạn 2 còn góp phần ngăn ngừa việc tạo ra mùi hôi thối vô cùng khó chịu.
Giai đoạn 3: Bể xử lý sinh học
Ở giai đoạn 3, nước thải sẽ được đưa đến bể sinh học. Ở giai đoạn này còn xảy ra quá trình xử lý kỵ khí và hiếu khí để loại bỏ những hợp chất có chứa nitơ trong nước thải.
Ngược lại, các vi sinh vật trong bể sẽ sử dụng những chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng. Sau đó, chúng sẽ tiến hành phân hủy những chất này nhằm giảm thiểu nồng độ ô nhiễm đến mức tối thiểu.
Giai đoạn 4: Bể lắng và khử trùng
Nước thải sau khi được xử lý qua 3 bước sẽ còn sót lại một chút cặn bùn. Chính vì vậy, bước 4 nước sẽ chuyển sang bể lắng và tiến hành khử trùng.
Tại đây, các chất độc hại, virus và vi sinh vật có hại sẽ được loại bỏ, giúp đảm bảo rằng hàm lượng nước đầu ra an toàn cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe của con người. Quy trình này cực kỳ quan trọng để bảo vệ nguồn nước và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Lợi ích khi tiến hành xử lý nước thải nhà máy nhiệt điện
Nước thải từ các nhà máy điện cực kỳ ô nhiễm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường. Tuy nhiên, nguồn nước thải sau khi xử lý sẽ mang lại nhiều lợi ích:
- Bảo đảm sức khỏe cho công nhân đang làm việc tại nhà máy, người dân sinh sống xung quanh.
- Trả lại nguồn nước sạch và tinh khiết nhất cho môi trường.
- Bảo vệ hệ sinh thái ngày càng vững mạnh.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nhà máy nhiệt điện.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quy trình xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện hiệu quả nhất. Việc cải tiến và tối ưu hóa quy trình xử lý nước thải là cần thiết để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo dõi Môi trường Song Phụng để cập nhật thêm thông tin bổ ích nhé.