Trong hệ thống xử lý nước thải, bể điều hòa trong xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng và có chức năng riêng. Đối với hệ thống nước thải bể xử lý sẽ giúp quá trình làm sạch diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dưới đây là những thông tin về bể điều hòa trong xử lý nước thải chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn.

Vai trò của bể điều hòa trong xử lý nước thải

Bể điều hòa đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống xử lý nước thải, với nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của bể điều hòa:

Vai trò của bể điều hòa trong xử lý nước thải
Vai trò của bể điều hòa trong xử lý nước thải
  • Điều hòa nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi chúng được đưa vào các công đoạn xử lý tiếp theo.
  • Giúp ngăn chặn tình trạng đóng cặn trong các bể xử lý phía sau bằng cách duy trì dòng chảy liên tục và tránh sự lắng đọng của các chất rắn.
  • Điều hòa lượng nước thải, đặc biệt trong các hệ thống có lưu lượng nước thải biến động mạnh theo thời gian.
  • Đảm bảo hệ thống vận hành liên tục nhờ khả năng điều tiết lưu lượng và nồng độ, bể điều hòa giúp ngăn chặn tình trạng quá tải hoặc thiếu tải, duy trì điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý sinh học và hóa học.

Tìm hiểu chi tiết: 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể điều hòa

Bể điều hòa trong xử lý nước thải có cấu tạo đảm bảo mọi bộ phần đều được hoạt động dựa trên những nguyên lý cơ bản. Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động bạn cần nắm được.

Cấu tạo của bể điều hòa trong xử lý nước thải
Cấu tạo của bể điều hòa trong xử lý nước thải

Cấu tạo bể điều hòa

Bể điều hòa là công trình nằm sau song chắn rác và bể lắng cát, gồm hai phần chính: bể chứa và hệ thống chống lắng cặn.

  • Bể chứa: Thường được xây bằng bê tông cốt thép hoặc composite, với thể tích dựa trên lưu lượng nước thải.
  • Hệ thống chống lắng cặn: Bao gồm hệ thống khuấy trộn bằng khí nén (cho nước thải có nồng độ chất lơ lửng < 500 mg/l) hoặc khuấy trộn cơ học (cho nước thải có nồng độ chất lơ lửng > 500 mg/l).

Các thiết bị đi kèm trong bể điều hòa gồm: thiết bị lược rác, đồng hồ đo lưu lượng, thiết bị đo mực nước, đĩa thổi khí, ống thổi khí, thiết bị sục khí, máy khuấy trộn chìm, máy sục khí bề mặt, motor khuấy trộn, và bơm nước thải.

Nguyên lý hoạt động của bể điều hòa

Nước thải từ các nguồn khác nhau được dẫn vào bể điều hòa thông qua cửa vào. Hệ thống khuấy trộn hoặc sục khí sẽ hoạt động liên tục để đảm bảo nước thải trong bể luôn ở trạng thái hòa trộn, không có hiện tượng lắng đọng. Bể điều hòa giúp điều tiết lưu lượng nước thải, đặc biệt trong các hệ thống có lưu lượng nước thải biến động mạnh. Sau khi nước thải đã được điều hòa, nó sẽ được xả ra khỏi bể thông qua cửa ra và chuyển đến các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Một số lưu ý khi vận hành bể điều hòa

Vận hành bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi sự chú ý cẩn thận để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh các sự cố. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi vận hành bể điều hòa:

  • Giám sát lưu lượng và nồng độ nước thải
  • Duy trì hệ thống khuấy trộn và sục khí
  • Quản lý nước trong bể
  • Kiểm tra thời gian hoạt động
  • Quản lý và xử lý cặn bã kịp thời

Ưu nhược điểm của bể điều hòa

Ưu điểm của bề điều hòa trong xử lý nước thải có thể kể đến như sau:

  • Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải
  • Tăng hiệu quả xử lý
  • Ngăn ngừa sốc tải nước thải
  • Hòa trộn và đồng nhất nước thải
  • Lưu trữ tạm thời không bị quá tải
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của bể điều hòa trong xử lý nước thải
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của bể điều hòa trong xử lý nước thải

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư và vận hành cao
  • Cần không gian lớn
  • Quản lý và bảo trì phức tạp
  • Không xử lý đúng cách sẽ để lại mùi hôi
  • Khả năng để lại nhiều cặn

Xem thêm: Bể lọc chậm trong ngành xử lý nước: Cấu tạo và cách hoạt động

Lưu ý về kỹ thuật trước khi thi công bể điều hòa

Theo quy định, nước thải công nghiệp cần được xử lý theo đúng quy định nên bể điều hòa trong xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng hơn và quy trình đơn giản hơn.

Cần nắm những lưu ý khi thi công bể điều hoà
Cần nắm những lưu ý khi thi công bể điều hoà
  • Vật liệu xây dựng: Bể điều hòa cần được xây dựng bằng bê tông và thép để đảm bảo độ bền vững và khả năng chống chịu với môi trường nước thải, giúp bể có tuổi thọ cao và khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Sử dụng tấm chống thấm: để ngăn nước thải thấm ra ngoài, bảo vệ kết cấu bể và môi trường xung quanh.
  • Độ dốc thành tường: từ 3:1 đến 2:1 nhằm hỗ trợ dòng chảy, ngăn ngừa sự lắng đọng của chất rắn và cặn bã, giúp việc duy trì và vệ sinh bể dễ dàng hơn.
  • Độ sâu chứa nước: Không quá 1,5m. Nên lắp hệ thống báo mực nước tự động để biết lúc nào mực nước giảm hoặc tăng bất thường, từ đó có thể quyết định thời điểm sử dụng máy khuấy hoặc máy bơm phù hợp.

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về bể điều hòa trong xử lý nước thải hãy liên hệ với Song Phụng để được tư vấn và giải đáp. Song Phụng là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực lắp đặt thiết bị ngành nước và môi trường sẵn sàng trả lời những thắc mắc của khách hàng.

Song Phụng cung cấp dịch vụ: Lắp đặt các hệ thống xử lý nước hiệu quả, giá tốt

Một suy nghĩ về “Vai trò của bể điều hòa trong xử lý nước thải hiện nay

  1. Pingback: Bể UASB - Giải Pháp Tối ưu Cho Xử Lý Nước Thải

  2. Pingback: Bể Tách Dầu Mỡ Trong Xử Lý Nước Thải Là Gì? Tìm Hiểu Cấu Tạo Chi Tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *