Việt Nam là quốc gia nhiệt đới gió mùa vì thế rất thuận tiện cho ngành mía đường phát triển. Chính vì thế mà sản lượng mía đường ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay. Mặc dù có đóng góp lợi ích cho nền kinh tế nhưng cũng là điều lo ngại cho môi trường và một trong số đó là việc xử lý nước thải mía đường. Hiểu được các lo ngại này, Môi Trường Song Phụng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn thông qua bài viết sau đây.
Quy trình sản xuất mía đường
Để có thể sản xuất đường tinh luyện và đường thô thì nhà máy cần trải qua nhiều công đoạn cũng như dùng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Thông qua quy trình sản xuất này thì hàm lượng nước thải cũng được thải ra khá nhiều với nhiều nồng độ khác nhau. Nước thải này phát sinh từ các nguồn chủ yếu sau đây:
- Nước thải từ công đoạn băm, ép, vệ sinh và làm mát với nhiều chất hữu cơ do đường thất thoát cùng lượng dầu mỡ thải ra từ thiết bị
- Nước thải từ quá trình kết tính và hoàn tất do quá trình làm lạnh thiết bị cũng như rò rỉ mật
- Nước thải từ giai đoạn làm trong và làm sạch
- Nước thải từ một số nhu cầu khác như: Sinh hoạt của công nhân, vệ sinh sàn,…
Thành phần ô nhiễm của nước thải sản xuất mía đường
Trước khi tìm ra cách xử lý nước thải nhà máy đường, các chuyên gia đã phân tích và tìm ra các thành phần ô nhiễm có trong nước thải sản xuất mía đường. Các thành phần này gồm chất hữu cơ, photpho, nitơ cùng hàm lượng cặn cao. Không những thế, nước thải này còn có hàm lượng chất tẩy rửa, phụ gia. Dưới đây là bảng thông số ô nhiễm có trong nước thải mía đường
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị | Cột B QCVN 40:2011/ BTNMT |
1 | pH | – | 5.5 – 7.4 | 5.5 – 9 |
2 | BOD5 | mgO2/1 | 1000 – 2000 | 50 |
3 | COD | mgO2/1 | 1600 – 12000 | 150 |
4 | SS | mg/1 | 300 – 800 | 100 |
5 | TDS | mg/1 | 250 – 800 | – |
6 | Độ màu | mg/1 | 130 – 1700 | – |
7 | Tổng photpho | mg/1 | 6 – 70 | 6 |
8 | Tổng nitơ | mg/1 | 10 – 30 | 40 |
Phương pháp xử lý nước thải mía đường
Trong quá trình làm mát trang thiết bị máy móc cùng các giai đoạn khác đã khiến lượng nước thải ra có nhiệt độ cao. Khi đó các chất có trong nước thải như glucose, fructose sẽ được chuyển hoá thành phân tử lớn, khá bền và khó có thể thấm qua màng vi sinh. Cũng chính vì thế mà công nghệ phù hợp nhất để xử lý nước thải lúc này là dùng phương pháp phân hủy kỵ khí kết hợp hiếu khí.
Các vi sinh vật kỵ khí này sẽ được phân huỷ thành các chất hữu cơ có mạch nhỏ và phân huỷ dễ hơn. Các chất hữu cơ dễ phân hủy này sẽ được dễ dàng xử lý tại bể sinh học hiếu khí. Dưới đây là sơ đồ dây chuyền của công nghệ xử lý nước thải mía đường
Gợi ý xem thêm:
- Chi tiết quy trình xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện
- Cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt hiệu quả
Công nghệ xử lý nước thải mía đường
Dưới đây là phân tích chi tiết về công nghệ xử lý nước thải nhà máy đường mà bạn có thể tham khảo
Song chắn rác
Nước thải sẽ được thu gom lại và đi qua song chắn rác để các tạp chất thô có kích thước lớn được loại bỏ để tránh gây tác công trình cùng các thiết bị ở phía sau
Bể lắng cát
Nước thải mía đường có chứa nhiều đất, cát do quá trình rửa sạch nguyên liệu và chúng sẽ được bể lắng cát giữ lại. Và lượng đất cát này sẽ được chuyển ra sân phơi cát.
Hố thu gom
Sau khi qua bể lắng cát thì nước sẽ được tập trung lại và chuyển đến hố thu gom. Và đây cũng là nơi tập trung nước thải rồi chuyển vào hệ thống xử lý phía sau.
Bể điều hòa
Nước thải ra từ hố thu gom sẽ được chuyển ra bể điều hoà. Nơi đây có chức năng ổn định nồng độ cùng lưu lượng của lượng nước thải. Tại đây cũng có hệ thống máy thổi khí để tránh các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể bị phân huỷ kỵ khí xảy ra.
Bể lắng 1
Nước thải từ bể điều hoà sẽ được bơm sang bể lắng 1. Tại khu vực này, một phần chất rắn lơ lửng sẽ được loại bỏ nhằm giảm thể tích cho quá trình xử lý phía sau, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý sinh học.
Bể UASB
Nơi đây là bể sinh học kỵ khí với dòng chảy ngược diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí dưới tác dụng của các loại vi sinh vật kỵ khí trong môi trường không có oxi. Quá trình xử lý trong bể này gồm 4 giai đoạn:
- Thủy phân polyme
- Axit hóa với tác dụng lên men các aminoaxit và đường
- Axetic hóa giúp phân hủy kị khí
- Metan hóa giúp hình thành khí metan
Bể Aerotank
Nước thải sau khi được xử lý tại bể UASB sẽ được chuyển vào trong bể Aerotank. Tại đây, các vi sinh vật hiếu khí sẽ hoạt động để phân huỷ các chất hữu cơ còn lại.
Bể lắng 2
Tại giai đoạn này của quá trình xử lý nước thải nhà máy đường, phần cặn sẽ được lắng lại từ quá trình sinh học cũng như làm trong nước. Một phần bùn cặn sẽ được tuần hoàn về lại bể Aerotank còn phần còn lại thì được xả vào bể chứa bùn.
Thiết bị lọc áp lực
Nhiệm vụ của các thiết bị lọc áp lực lúc này là loại bỏ các cặn nhỏ, màu và mùi còn sót lại trước khi đưa sang bể khử trùng.
Bể khử trùng
Nước thải lúc này sẽ được khử trùng bằng dung dịch Chlorine thông qua dòng chảy ziczac để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh được loại bỏ. Dòng nước thải mía đường khi đã xử lý sẽ đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được đưa ra nguồn tiếp nhận.
Ưu nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải mía đường
Công nghệ xử lý nước thải nhà máy đường có một số ưu và nhược điểm nhất định mà bạn có thể cân nhắc thông qua bảng sau đây
Công nghệ | Ưu điểm | Nhược điểm |
Phương pháp kết hợp kỵ khí, hiếu khí |
|
|
Với nhiều năm kinh nghiệm cùng các kỹ sư, cán bộ có có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực thi công hệ thống xử lý nước thải, Môi Trường Song Phụng mang lại nhiều sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng cả trong và ngoài nước. Và để được tư vấn phương pháp xử lý nước thải nhà máy đường chi tiết ngay hôm nay thì hãy gọi cho chúng tôi nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Phương pháp hiệu quả để xử lý nước thải sản xuất bún
- Xử lý nước thải mạ kẽm như nào? Quy trình xử lý chuẩn nhất