Bún là món ăn phổ biến tại Việt Nam và cũng vì thế mà ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất loại thực phẩm này. Tuy nhiên nếu không có cách xử lý hợp lý thì nước thải sản xuất bún thì điều này sẽ trở thành vấn nạn lớn của môi trường. Hiểu được điều này, Môi Trường Song Phụng sẽ giúp bạn tìm được công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún tốt nhất thông qua bài viết sau đây.
Thực trạng ô nhiễm từ nước thải sản xuất bún tại các làng nghề truyền thống
Thực trạng nước thải từ việc sản xuất bún là điều đáng báo động vì có ảnh hưởng khá lớn đến môi trường. Cơ sở sản xuất ở Thôn Ngãi Chánh, thuộc Bình Định đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng với tình trạng sình lầy kèm theo mùi chua, hôi,… ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người dân. Nước thải từ việc làm bún này được người dân dẫn thẳng ra ao hồ, ruộng nương, mương thoát nước của các khu nông nghiệp. Và khi mùa mưa đến thì lượng lớn nước thải này sẽ chảy tràn ra các con đường làng.
Bên cạnh đó, một số cơ sở sản xuất bún ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh nhất là tại chân cầu Hói Lở xuất hiện hàm lượng lớn trắng đục, sủi bọt cùng mùi hôi thối nồng nặc. Qua ghi nhận cho thấy rằng nước thải này phát sinh từ quá trình ngâm, vo gạo, nghiền, ủ bột mà các bờ mương thoát nước làm đóng đầy vàng trắng với mùi nồng nặc.
Đặc biệt, hàng trăm hộ dân cũng phải chịu chung số phận này khi sống gần khu sản xuất bún ở Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Nơi đây có đến hơn 70 hộ làm bún và kết hợp cùng việc nuôi heo. Không những thế, lượng nước thải này còn được dẫn ra cánh đồng Bàu Lá khiến khu vực này đầy sình lầy với mùi chua nồng ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước thải của người dân ở khu vực xung quanh.
Những nguồn phát sinh nước thải trong sản xuất
Trước khi thực hiện quá trình xử lý nước thải sản xuất bún, chúng ta cần hiểu rõ nguồn phát sinh ra lượng nước thải này
- Nước rửa gạo, nước vo gạo với màu đục sữa, chứa hàm lượng lớn tính bột, khoáng chất và vitamin chiếm khoảng 25% – 30% tổng lượng nước thải
- Nước thải từ việc vệ sinh các máy móc, thiết bị như máy xay, máy đùn sợi, vải lọc bột, vệ sinh vùng xay bột,… chiếm khoảng 20% – 23%
- Nước thải từ quá trình vệ sinh của nhân công, rửa tay, nấu ăn, vệ sinh khu căn tin, nước thải từ hầm hoại
Thành phần và tính chất nước thải
Để có thể chọn được công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún thích hợp nhất, bạn cần hiểu rõ thành phần và tính chất của lượng nước thải này
STT | Thành phần | Đơn vị | Kết quả |
1 | pH | 5.5 – 6.5 | |
2 | COD | mg O2/l | 1700 – 2000 |
3 | BOD5 | mg O2/l | 1000 – 1200 |
4 | SS | mg/l | 120 – 450 |
5 | N tổng | mg/l | 25 – 45 |
6 | P tổng | mg/l | 10 – 12 |
7 | Coliform | MPN/100ml | 4x 10^6 |
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún đạt chuẩn
Dưới đây là các giai đoạn chi tiết của công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún đạt chuẩn được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Hầm ủ biogas
Sau quá trình sản xuất, nước thải sẽ được dẫn đến hầm biogas. Ngay tại đây, phần lớn các chất hữu cơ cũng như mầm bệnh trong chất thải sẽ được xử lý. Đồng thời, lượng khí biogas sẽ được dùng để làm chất đốt khi đun nấu.
Bể điều hòa
Nước thải sau khi đã đầy bể biogas thì sẽ chảy đến bể điều hòa thông qua đường ống. Tại khu vực này, máy thổi khí sẽ cung cấp lượng khí có nồng độ thích hợp nhằm mục đích điều hoà nồng độ ô nhiễm và lượng nước thải làm bún sẽ được xử lý bằng cách lắng cặn gây ra ô nhiễm môi trường.
Bể xử lý sinh học thiếu khí
Tại bể xử lý sinh học thiếu khí này, lượng nước thải sẽ được khử triệt để lượng Nitrat cũng như loại bỏ đi một phần COD và BOD nhờ hoạt động của vi sinh vật trong môi trường thiếu khí.
Bể xử lý sinh học hiếu khí
Sau quá trình xử lý ở bể thiếu khí thì nước thải sẽ được dẫn đến bể sinh học hiếu khí. Ngay ở khu vực này, các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiếp tục hoạt động trong môi trường đã được cung cấp oxy, phân hủy chất thải cũng như lượng COD và BOD còn lại trong chất thải sẽ được xử lý triệt để. Đồng thời, các loại vi sinh vật sẽ dùng các chất dinh dưỡng N, P… để thực hiện quá trình tổng hợp CO2, nước và giải phóng nguồn năng lượng.
Bể lắng sinh học
Quá trình tiếp theo của công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún là tại khi bể lắng sinh học. Tại đây, toàn bộ lượng cặn bã lơ lửng sẽ được xử lý thông qua tác dụng của trọng lực cũng như sự chênh lệch tỷ trọng giữa chất thải và bùn.
Một phần bùn ở bể lắng sẽ được bơm lại vào trong bể sinh học hiếu khí để duy trì nồng độ bùn trong suốt quá trình xử lý. Phần bùn dư còn lại được chuyển đến bể chứa bùn thông qua hệ thống bơm.
Bể khử trùng trong xử lý nước thải làm bún
Công đoạn cuối cùng của quá trình xử lý nước thải khi sản xuất bún là nguồn nước sẽ được xử lý và đưa ra ngoài để tái sử dụng cho những mục đích khác. Tại đây, lượng nước thải này sẽ được khử trùng bởi Chlorine.
Với các chia sẻ trên, hy vọng bạn có thể hiểu được quá trình xử lý nước thải sản xuất bún cũng như những lợi ích mà quy trình này mang lại. Và để được hỗ trợ thiết kế, thi công hệ thống này thì hãy gọi ngay cho Môi Trường Song Phụng nhé!