Vệ sinh màng lọc RO tùy thuộc vào mức độ bám bẩn và thời gian sử dụng có các phương pháp áp dụng khác nhau. Trong bài viết này, Môi Trường Song Phụng hướng dẫn 3 cách vệ sinh dễ dàng như bằng nước, dung dịch axit và bằng dung dịch bazơ.
Vì sao nên vệ sinh màng lọc RO?
Màng lọc RO nên được vệ sinh ba lần mỗi năm để đảm bảo chất lượng nước tinh khiết, kéo dài tuổi thọ màng lọc cũng như hệ thống lọc. Sau một thời gian sử dụng, chất lượng của màng RO giảm đáng kể do các cặn bẩn và tạp chất chưa được lọc sạch bám vào màng.
Dấu hiệu cho thấy cần tiến hành vệ sinh màng lọc RO
Màng RO nằm sâu bên trong cốc lọc, bạn không thể đánh giá chất lượng từ bên ngoài. Tuy nhiên nếu máy lọc có một trong những dấu hiệu sau, bạn nên cân nhắc vệ sinh màng lọc RO.
- Lượng nước ra ở vòi yếu hoặc không có nước.
- Máy lọc nước chạy liên tục không thể tự ngắt.
- Máy không hoạt động nhưng vẫn phát sinh nước thải thường xuyên.
- Lượng nước tinh khiết đầu ra giảm trong khi đó lượng nước thải tăng.
- Máy hoạt động không êm, phát ra tiếng kêu to.
Để chắc chắn hơn về chất lượng nước, bạn nên sử dụng các dụng cụ kỹ thuật để kiểm tra. Màng lọc RO cần được vệ sinh khi:
- Chất lượng nước lọc giảm trên 10% khi đo bằng dụng cụ.
- Chênh lệch áp suất máy vượt quá 15% (vượt chỉ tiêu hoạt động bình thường cho phép).
Các chỉ số này càng cao, chứng tỏ màng RO bị tắc nghiêm trọng và khó xử lý. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc thay mới màng lọc hoặc mua máy lọc nước mới.
Tìm hiểu thêm: Thẩm thấu ngược là gì? Nguyên lý thẩm thấu ngược và ứng dụng
Quy trình 5 bước sục rửa vệ sinh màng lọc RO
Cách vệ sinh màng lọc RO không quá phức tạp như mọi nghĩ nghĩ. Bạn nên tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây để quá trình thực hiện diễn ra nhanh chóng hơn.
Bước 1: Khóa van cấp nước, rút điện
- Bạn phải ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
- Tiếp theo, bạn cần ngắt hệ thống nước kết nối cùng máy lọc nước.
- Khóa van bình áp, đồng thời bạn xả hết nước trong các lõi lọc chức năng.
Lưu ý: Bạn cần xả hết nước trong các lõi chức năng để tránh tình trạng nước chảy ra ngoài khi tháo lõi gây hư hại cho các bộ phận khác trong hệ thống lọc.
Bước 2: Tháo cốc lọc khỏi hệ thống lọc
Bạn tiến tháo cốc lọc khỏi hệ thống lọc bằng các bước thực hiện sau đây:
- Xác định vị trí cốc lọc RO, màng RO được đặt trong cốc lọc có kích thước lớn nhất của máy, đằng sau các cốc lọc chức năng trên giá.
- Bạn tháo các dây nối và các loại dây dẫn đầu vào của lõi. Bạn có thể dùng tay để vặn cúp nối đầu vào, nằm bên phải của cốc lọc và sau đó đưa cốc lọc ra ngoài.
- Bạn tháo cốc lọc RO cẩn thận để tránh rò rỉ nước đến các bộ phận khác trong máy.
Lưu ý:
Khi tháo cốc lọc RO, bạn cần cẩn thận để không làm rò rỉ nước đến các bộ phận khác trong máy như nguồn điện, van điện tử tránh hỏng hóc cho thiết bị. Bạn nhớ vị trí của 3 dây như dây cấp nước (dây lớn nhất), dây dẫn nước lọc (nối với vòi xanh) và dây dẫn nước thải (nối với vòi trắng) để khi lắp lại không gây nhầm lẫn. Bạn cũng nên chụp ảnh để dễ dàng tham khảo khi cần thiết để đảm bảo thực hiện thao tác đúng.
Bước 3: Vệ sinh cốc lọc
Bạn tiến hành vệ sinh cốc lọc bằng các bước thực hiện sau đây:
- Phần nắp đầu của cốc lọc RO thường khá chặt, bạn nên sử dụng cờ lê chuyên dụng đi kèm máy để mở nắp. Nếu không có, bạn có thể dùng dây cao su quấn quanh nắp cốc lọc và xoay nhẹ để mở nắp.
- Sau đó, bạn sử dụng đầu kìm chuyên dụng để kẹp vào phần đầu của lõi RO nhỏ, dần dần rút lõi RO ra khỏi cốc lọc để vệ sinh. Nếu không có đầu kìm, bạn có thể sử dụng tua vít để cài vào phần gờ trên đầu lõi RO và rút lõi lọc ra.
- Bạn vệ sinh cốc lọc bằng khăn mềm hoặc bàn chải, sau đó lau khô để tránh xước.
- Bạn rửa lại cốc lọc bằng nước sạch, sau đó dùng khăn sạch để lau khô.
Lưu ý: Khi tháo màng lọc ra khỏi cốc, bạn cần xoay nhẹ, không dùng sức kéo thẳng để tránh làm tuột gioăng cao su.
Đọc thêm về: Công nghệ lọc nước RO: Ưu điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Bước 4: Vệ sinh màng lọc RO
Bạn có thể áp dụng 3 phương pháp vệ sinh màng lọc RO, tùy vào tình trạng của lõi lọc như sau:
- Vệ sinh bằng nước: Phương pháp này thích hợp cho màng lọc chưa có nhiều cặn bẩn sử dụng ít hơn 1 tháng. Thời gian thực hiện vệ sinh bằng nước khoảng 30 phút.
- Vệ sinh bằng dung dịch axit: Dành cho trường hợp màng lọc có cặn bẩn là kim loại hoặc chất rắn hòa tan sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm. Việc vệ sinh bằng dung dịch axit mất khoảng 90 phút để hoàn thành.
- Vệ sinh bằng dung dịch kiềm: Phương pháp này thích hợp khi màng lọc có cặn bẩn là hữu cơ, rêu tảo, vi sinh vật và cũng được sử dụng dưới 1 năm. Thời gian thực hiện vệ sinh bằng dung dịch kiềm khoảng 90 phút.
Cách 1: Vệ sinh màng lọc RO đơn giản bằng nước
Để vệ sinh màng lọc RO bằng nước, bạn chỉ nên áp dụng cho các máy lọc nước mới sử dụng dưới 1 tháng và chưa có nhiều cặn bẩn. Quá trình thực hiện việc vệ sinh như sau:
- Chuẩn bị chậu nước sạch và khăn mềm để lau nhẹ màng lọc.
- Nhẹ nhàng nhúng đầu màng lọc đã tháo ra vào nước và gõ nhẹ xung quanh màng lọc trên mặt phẳng nghiêng để làm sạch các vết bẩn.
- Lặp lại quá trình này trong khoảng 5 phút để đảm bảo mỗi phần của màng lọc đều được làm sạch.
- Làm tương tự với phần đầu màng còn lại, nhưng chỉ cần gõ nhẹ mà không cần nhúng vào nước. Khi gõ nên xoay xung quanh lớp màng để nước có thể làm sạch các lớp bụi bẩn.
Lưu ý:
- Tránh đập vào phần cán lõi lọc và phần gioăng cao su vì có thể làm hỏng các bộ phận này chịu lực tác động từ bên ngoài.
- Đảm bảo gõ nhẹ đều trên các mép màng để đảm bảo làm sạch hết các mặt.
- Không đập quá mạnh để tránh làm hỏng các bộ phận.
- Khi thực hiện nên kết hợp gõ nhẹ, xoay đều và tiếp tục nhúng vào nước liên tục để các cặn bẩn bong ra dễ dàng hơn.
Cách 2: Vệ sinh màng lọc RO bằng dung dịch axit
Vệ sinh màng lọc RO bằng dung dịch axit khi gặp các vết cặn bẩn kim loại hoặc chất rắn hòa tan, với các bước sau đây:
- Chuẩn bị dung dịch giấm ăn pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 hoặc dung dịch axit không chứa gốc Clo pha vào nước sạch để đạt độ pH > 2. Yếu tố rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả vệ sinh mà không làm hỏng màng RO.
- Ngâm màng lọc RO trong dung dịch trên từ 45 đến 60 phút để giúp các cặn bẩn bong ra khỏi màng. Từ đó, quá trình vệ sinh màng lọc RO dễ dàng hơn.
- Sau khi ngâm, nhẹ nhàng gõ màng RO trên mặt phẳng nghiêng và vẩy nhẹ để loại bỏ các vết bẩn.
- Tiếp tục sục lõi lọc vào nước sạch để xả đi những cặn bẩn còn lại trong màng. Khi sục rửa, cần kết hợp nhẹ nhàng gõ quanh các mép ngoài của màng để giúp làm sạch hiệu quả hơn.
- Lặp lại quá trình cho đến khi không còn cặn bẩn chảy ra nữa để hoàn thành quá trình vệ sinh.
Lưu ý:
- Khi vệ sinh màng lọc RO bằng dung dịch axit, gõ nhẹ nhàng và đều lên các mép. Tránh gõ mạnh và trực tiếp vào màng vì điều này có thể làm hỏng màng.
- Chỉ nên gõ vào phần đầu của lõi lọc và tuyệt đối không đập vào phần gioăng cao su hay cán lõi lọc.
Cách 3: Vệ sinh màng lọc RO bằng dung dịch kiềm
Vệ sinh màng lọc RO bằng dung dịch kiềm sau khi sử dụng máy lọc nước khoảng gần 1 năm và xuất hiện các vết bẩn hữu cơ, rêu tảo, vi sinh.
- Chuẩn bị dung dịch kiềm hòa tan vào nước sạch, đảm bảo độ pH < 12. Trước khi vệ sinh, kiểm tra độ pH để đảm bảo hiệu quả của quá trình làm sạch màng lọc RO.
- Ngâm màng lọc trong dung dịch kiềm từ 30 đến 45 phút để dung dịch hòa tan các vết bẩn hữu cơ, rêu tảo cứng đầu.
- Sau khi ngâm đủ thời gian, tiến hành vẩy và đập nhẹ xung quanh màng để các vết bẩn bung ra. Đồng thời, sục rửa màng nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ hết các cặn bẩn còn sót lại trong màng, tương tự như quy trình vệ sinh bằng axit.
Lưu ý:
- Nếu bạn sử dụng cả dung dịch kiềm và axit để vệ sinh cần rửa màng thật sạch bằng nước tinh khiết trước khi chuyển sang vệ sinh bằng dung dịch khác, rửa liên tục trong 30 phút.
- Việc sử dụng dung dịch bazơ khá phức tạp nên bạn phải tìm hiểu kỹ về cấu tạo của màng lọc RO trước khi thực hiện. Đồng thời, bạn nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết trước khi bắt đầu quy trình vệ sinh.
Bước 5: Lắp lại màng RO và vận hành máy
Sau khi hoàn thành quy trình vệ sinh màng lọc RO định kỳ, bước cuối cùng là lắp lại màng RO vào vị trí ban đầu và khởi động lại máy.
- Bạn lắp màng RO vào cốc lọc tại vị trí như ban đầu để vận hành bình thường.
- Đưa cốc lọc vào đúng vị trí, đấu nối các dây dẫn nước, dây nước thải và dây dẫn nước tinh khiết chính xác. Sau đó, bạn vặn lại cút ốc cho chặt.
- Kết nối lại nguồn điện, mở van cấp nước của máy lọc và khởi động máy để sử dụng bình thường.
Lưu ý:
- Lắp màng lọc vào đúng khớp ren, tránh tình trạng nước thải và nước lọc bị lẫn lộn gây hư hại hoặc máy lọc nước không hoạt động.
- Đấu nối vòi dẫn nước vào đúng vị trí. Nếu nối sai có thể khiến máy lọc nước không hoạt động hoặc không thể mở, đóng vòi lọc.
- Không quên gắn gioăng cao su khi nắp cốc lọc để tránh rò rỉ nước trong quá trình sử dụng.
- Trước khi sử dụng, xả nước 1-2 lần trong vòng 30 phút để loại bỏ mùi và xả hết những cặn bẩn nhỏ còn sót lại.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Điểm khác biệt giữa nước RO và nước cất: Nên dùng loại nào?
Sử dụng dịch vụ rửa màng RO tại Song Phụng
Vệ sinh màng lọc RO nếu như không thực hiện đúng cách rất dễ gây hư hỏng màng lọc. Nếu có nhu cầu vệ sinh chuyên nghiệp vui lòng liên hệ Môi Trường Song Phụng. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm cam kết thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tuổi thọ màng lọc. Giá cả hợp lý có chế độ bảo hành kèm theo cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Với những thông tin chia sẻ về vấn đề vệ sinh màng lọc RO mong muốn mang đến cho khách hàng nhiều điều hữu ích. Nếu có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Môi Trường Song Phụng qua hotline 091307274 – 0984620494 để được tư vấn.
Hoặc tham khảo sản phẩm chất lượng tại Song Phụng: