Độ pH của nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật dưới nước, đặc biệt là cá. Việc duy trì độ pH ổn định trong bể cá là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về độ pH cũng như các vật liệu lọc làm giảm pH nước hữu hiệu nhất hiện nay, cùng Môi Trường Song Phụng tìm hiểu nhé!

Độ PH của nước là gì? 

Độ pH được hiểu là độ hoạt động của ion H+ trong bất kỳ môi trường dung dịch nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu pH đại diện cho độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch. Thang đo độ pH được xác định gồm các mức sau: 

  • pH = 7: Nước được coi là trung tính.
  • pH < 7: Nước có tính axit, càng nhỏ thì tính axit càng mạnh.
  • pH > 7: Nước có tính kiềm, càng lớn thì tính kiềm càng mạnh.
pH đại diện cho độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch
pH đại diện cho độ axit hoặc độ kiềm của dung dịch

Vì sao cần làm giảm PH nước trong bể cá? 

Độ pH đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống của các loài sinh vật thủy sinh, đặc biệt là cá. Mỗi loài cá đều có một khoảng pH thích hợp để sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, nếu sống trong một môi trường pH không phù hợp sẽ gây đến rất nhiều tác hại của cá. 

Bạn cần chú ý đến các vật liệu lọc làm giảm pH nước. Nếu độ pH trong bể cá của bạn quá cao thì độ kiềm trong bể cá sẽ nhanh chóng làm tăng hàm lượng amoniac, khiến cá dễ bị bệnh và chết. 

Độ pH đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống của các loài sinh vật thủy sinh
Độ pH đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống của các loài sinh vật thủy sinh

Ngoài ra, bạn cần tránh nuôi cá trong môi trường có độ pH thấp trong nước có độ kiềm cao. Điều này sẽ làm cơ thể cá bị quá tải vì hấp thụ nhiều khoáng chất trong nước, dẫn đến các vấn đề trong cơ quan tiêu hóa cũng như các cơ quan khác như tim, thận, gan,… của cá. 

Top 7 vật liệu lọc làm giảm PH nước

Để giảm pH trong nước thì bạn có thể sử dụng phương pháp tự nhiên như các vật liệu lọc thay cho hóa chất bao gồm: 

Gỗ lũa

Gỗ lũa là một trong những vật liệu tự nhiên phổ biến được sử dụng để làm giảm pH trong bể cá. Khi thả gỗ lũa vào nước, các chất tannin tự nhiên có trong gỗ sẽ dần dần hòa tan ra. Tannin có tính axit nhẹ, do đó nó sẽ làm giảm độ pH của nước, khiến nước trở nên chua hơn một chút. 

Gỗ lũa là vật liệu tự nhiên phổ biến được sử dụng để làm giảm pH trong bể cá
Gỗ lũa là vật liệu tự nhiên phổ biến được sử dụng để làm giảm pH trong bể cá

Tuy nhiên, để gỗ lũa không làm thay đổi màu sắc của nước trong bể cá thì bạn cần ngâm gỗ trong thùng riêng từ 1-2 tuần trước khi cho vào bể nuôi. 

Rêu bùn

Rêu bùn, đặc biệt là loại rêu than bùn đen, chứa một lượng axit hữu cơ tự nhiên. Khi ngâm rêu bùn vào nước, các axit này sẽ dần dần hòa tan ra, làm giảm độ pH của nước. Đây là lý do tại sao rêu bùn thường được sử dụng trong nuôi cá cảnh, đặc biệt là các loại cá ưa môi trường nước có tính axit.

Rêu bùn thường được sử dụng trong các bể nuôi cá cảnh
Rêu bùn thường được sử dụng trong các bể nuôi cá cảnh

Giống như gỗ lũa, rêu bùn cũng sẽ làm thay đổi màu sắc trong bể cá. Do vậy, nên cho chúng vào túi lọc hoặc túi lưới ngâm riêng trước khi cho vào bể cá. 

Lá bàng

Lá bàng chứa một lượng tannin tự nhiên. Khi ngâm lá bàng vào nước, tannin sẽ dần dần hòa tan ra, làm giảm độ pH của nước. Đây là một phương pháp tự nhiên và phổ biến để hạ thấp độ pH trong bể cá, đặc biệt là đối với những người nuôi các loài cá ưa nước mềm và axit.

Lá bàng chứa một lượng tannin tự nhiên, làm giảm độ pH của nước
Lá bàng chứa một lượng tannin tự nhiên, làm giảm độ pH của nước

Do thành phần của lá có chứa chất tannin làm thay đổi màu nước nên bạn cần ngâm lá riêng trước khi cho vào bể nuôi. 

Lá chuối khô 

Giống như lá bàng, lá chuối khô cũng chứa một lượng tannin tự nhiên. Khi ngâm lá chuối khô vào nước, tannin sẽ giải phóng ra, làm tăng nồng độ ion H+ trong nước, từ đó làm giảm độ pH.

Lá chuối khô là vật liệu rất quen thuộc và dễ kiếm để giảm độ pH của cá
Lá chuối khô là vật liệu rất quen thuộc và dễ kiếm để giảm độ pH của cá

Để sử dụng, bạn cần rửa sạch lá rồi cho vào nồi nước sôi luộc khoảng 30 phút. Đến khi nước chuyển sang màu vàng thì vớt ra để nguội rồi cho ít một vào bể cá, theo dõi dần dần hồ cá để kịp thời khắc phục. Khi tăng giảm độ pH của cá chỉ nên tăng từ 0.5-1 đơn vị để đảm bảo an toàn nhất. 

Vật liệu lọc Power House Soft Type

Power House Soft Type được xem là vật liệu lọc giảm pH tốt nhất trên thế giới hiện nay.  Thành phần chính của Power House Soft Type là tinh thể calcium silicate kích hoạt. Khi độ pH của nước tăng lên, các ion hydroxy (OH-) trong nước cũng tăng theo. 

Power House Soft Type được xem là vật liệu lọc giảm pH tốt nhất trên thế giới
Power House Soft Type được xem là vật liệu lọc giảm pH tốt nhất trên thế giới

Lúc này, tinh thể calcium silicate sẽ hấp thụ các ion hydroxy này và giải phóng ion hydro (H+), làm giảm nồng độ ion OH- và tăng nồng độ ion H+, từ đó làm giảm độ pH của nước.

Có thể bạn quan tâm: Báo giá vật liệu lọc nước chi tiết [Cập nhật mới nhất 2024]

Vật liệu lọc Neo Soft

Neo Soft là vật liệu lọc làm giảm pH nước đến từ Hàn Quốc. Đây là dòng vật liệu lọc làm bằng gốm với diện tích bề mặt lên tới 3200m2. Thiết kế vật liệu có những khía quanh sản phẩm, giúp hạn chế việc ách tắc dòng nước trong hệ thống lọc. 

Do có tính axit nhẹ nên Neo Soft phù hợp nhất với những bể thủy sinh có mức độ pH cao và chứa cá, tép sinh sản. 

Neo Soft là vật liệu lọc làm bằng gốm với diện tích bề mặt lên tới 3200m2
Neo Soft là vật liệu lọc làm bằng gốm với diện tích bề mặt lên tới 3200m2

Vật liệu lọc Mini Ring

Vật liệu lọc Mini Ring là dòng vật liệu học nổi tiếng Trung Quốc với giá thành rẻ và hiệu quả. Mini Ring có khả năng điều chỉnh độ pH về mức trung tính khoảng 6.5 – 7.0. Đồng thời, nó chứa nhiều khoáng chất tự nhiên giúp cải thiện tốc độ của xương cá, giúp cá lớn nhanh. 

Mini Ring là dòng vật liệu học nổi tiếng Trung Quốc với giá thành rẻ và hiệu quả
Mini Ring là dòng vật liệu học nổi tiếng Trung Quốc với giá thành rẻ và hiệu quả

Xem thêm phương pháp khác:

Lưu ý khi sử dụng vật liệu lọc làm giảm PH nước 

Việc sử dụng vật liệu lọc để giảm pH nước trong bể cá là một phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho các sinh vật trong bể, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Mỗi loại cá, thủy sinh vật có yêu cầu về độ pH khác nhau. Vì vậy, bạn nên chọn loại vật liệu lọc phù hợp với nhu cầu cụ thể của bể cá.
  • Kiểm tra độ pH nước thường xuyên để theo dõi hiệu quả của vật liệu lọc và điều chỉnh nếu cần.
  • Thường xuyên rửa sạch vật liệu lọc để loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn bám vào. Khi vật liệu lọc bị mòn hoặc mất tác dụng, cần thay thế bằng vật liệu lọc mới.
  • Khi điều chỉnh độ pH nên điều chỉnh một cách từ từ, thay đổi không quá 0.2 đơn vị mỗi ngày để đảm bảo nó luôn ở mức lý tưởng và điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện sự thay đổi lớn. 
  • Khi chọn mua vật liệu lọc cần tìm những sản phẩm an toàn và uy tín, g luôn tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. 
Cần kiểm tra độ pH nước thường xuyên để theo dõi hiệu quả của vật liệu lọc
Cần kiểm tra độ pH nước thường xuyên để theo dõi hiệu quả của vật liệu lọc

Trên đây là những chia sẻ của Môi Trường Song Phụng về top các vật liệu lọc làm giảm pH nước trong bể cá. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn lựa chọn được loại vật liệu thích hợp cho bể nuôi của mình. Nếu có nhu cầu tư vấn hay mua các sản phẩm vật liệu lọc thì liên hệ ngay với Môi Trường Song Phụng qua Hotline 0984 620 494 để được giải đáp tận tình và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Tham khảo vật liệu lọc cho trường hợp khác:

Một suy nghĩ về “8 Vật liệu lọc làm giảm PH nước hữu hiệu nhất hiện nay

  1. Pingback: 4 Cách Làm Nước Kiềm Tại Nhà đơn Giản Mà Hiệu Quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *