Trong số các loại nước thải từ ngành công nghiệp thì ngành công nghệ mạ kẽm là ngành có lượng nước thải lớn và có tính chất vô cùng phức tạp. Do đặc tính nguy hiểm của các hoá chất có trong loại nước này mà cần có phương pháp xử lý nước thải mạ kẽm hiệu quả triệt để. Hãy cùng Môi Trường Song Phụng tìm hiểu kỹ về tính chất của nước thải mạ kẽm cũng như quy trình xử lý qua chia sẻ sau đây nhé!
Nước thải mạ kẽm là gì?
Nước được thải ra từ các nhà máy, phân xưởng mạ kẽm có thành phần đa dạng về cả nồng độ cũng như pH. Đặc trưng của nước thải này là chứa hàm lượng lớn muối vô cơ như muối kim loại Zn, Cu, Cr,… Và tùy thuộc vào loại muối kim loại sử dụng mà nước thải sẽ có những độc tố nguy hiểm khác nhau như: Amoni, sunfat, xianua,…
Trong nước thải của ngành xi mạ này thường có ít chất hữu cơ mà chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động trên bề mặt,… Do đó mà hàm lượng chất BOD, COD khá thấp, không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng cần xử lý nước thải mạ kẽm lúc này là các loại ion vô cơ nhất là các loại muối kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, Fe,…
Tác hại của nước thải mạ kẽm
Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao vì sản phẩm từ kim loại không chỉ có chất lượng cao mà còn có tính thẩm mỹ cao. Chính vì vậy mà các sản phẩm làm từ kim loại thường có một lớp mạ trên bề mặt. Quá trình xi mạ thường tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là lượng nước thải mạ kẽm thường khá lớn. Lượng nước thải này chứa nồng độ cao các chất ô nhiễm như sắt, dầu mỡ, TSS,… Ngoài ra, tuỳ vào phương pháp mạ còn có các kim loại khác như: Niken, crom, kẽm,…
Các chất này có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nếu được xả thải trực tiếp. Và chúng không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nước mà còn gây hại cho các loài sinh vật ở khu vực này. Các loại động vật là thức ăn của con người có thể tích lũy các chất độc hại này và khi được con người ăn vào thì sẽ chuyển sang tích luỹ bên trong cơ thể. Và ngày qua ngày sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan và hoạt động của cơ thể.
Do đó, việc xử lý nước thải mạ kẽm trước khi thải ra môi trường là điều hết sức cần thiết và cần được đặt lên hàng đầu.
Gợi ý xem thêm:
- Chi tiết quy trình xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện
- Công nghệ xử lý nước thải xi mạ, kim loại đạt chuẩn yêu cầu
Quy trình xử lý nước thải mạ kẽm
Quy trình xử lý nước thải mạ kẽm đạt chuẩn thường thông qua 4 cộng đoạn sau:
Công đoạn 1
Nước thải khi qua giai đoạn cuối của nhà máy thì sẽ được gom đến bể tập trung. Sau đó, song chắn sẽ được bố trí để giữ lại các chất thải rắn, các loại cặn bẩn có kích thước lớn. Tiếp tục hành trình này, nước thải sẽ được bơm sang bể điều hoà.
Công đoạn 2
Trong giai đoạn này, bể điều hoà sẽ làm công việc điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ của chất thải. Trong bể điều hoà này đã được trang bị đầy đủ hệ thống để có thể thực hiện việc trộn nước thải để tránh tình trạng cặn bị lắng dưới đáy bể.
Từ bể điều hoà này thì nước thải sẽ được bơm qua bể phản ứng. Và tại đây, nước thải sẽ được đo lường và điều chỉnh độ pH sao cho phù hợp với phản ứng keo tụ và châm nước thải với acid H2S04 rồi trộn đều. Trong bể này đã được trang bị cánh khuấy để đảm bảo nước thải được trộn đều.
Công đoạn 3
Từ bể phản ứng nước thải sẽ tiếp tục bơm qua bể keo để tụ tạo bông. Đây là giai đoạn quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của nước sau xử lý. Hóa chất phèn nhôm được dùng cho phản ứng keo tụ. Ngoài ra, chúng ta cần phải cho thêm Ca(OH)2 để tăng tính liên kết cho các chất kết tủa xung quanh. Sau khi phản ứng keo tụ được xảy ra thì nước thải sẽ chảy sang ngăn tạo bông. Ở ngăn này thì hóa chất Polymer được cho vào để các chất kết tủa được liên kết.
Công đoạn cuối
Sau khi trải qua giai đoạn keo tụ, tạo bông thì nước thải sẽ chảy qua bể lắng để có thể tách cặn bẩn ra khỏi nước. Phần cặn bẩn sẽ được hình thành rồi lắng xuống đáy bể rồi dẫn ra bể chứa bùn, rồi mới được xử lý. Nước thải sẽ nằm trên bề mặt chảy đến bể trung gian. Lưu lượng nước sẽ được điều hoà lại cho quá trình xử lý sau.
Từ bể trung gian thì nước thải sẽ được tiếp tục bơm vào bể trao đổi ion. Tại đây, những ion kim loại sẽ được giữ lại để được xử lý để đảm bảo chất lượng nước sau quá trình.
Lượng bùn ở bể lắng và bể điều hoà sẽ được chuyển sang bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn này thì bùn sẽ lắng xuống dưới còn phần nước nổi lên trên. Và theo định kỳ thì đơn vị chức năng sẽ đến hút bùn đi và xử lý.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải mạ kẽm mà Môi Trường Song Phụng muốn gửi đến bạn. Vì đây là quy trình phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao nên bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phương pháp xử lý đạt chuẩn với mức giá tốt nhất hiện nay nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Phương pháp hiệu quả để xử lý nước thải sản xuất bún
- Xử lý nước thải mía đường