Nước uống có độ pH phù hợp giúp duy trì cân bằng acid-base trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự hấp thu dinh dưỡng. Để đảm bảo nước uống trong gia đình của bạn đạt chuẩn về độ pH, việc biết cách thử độ pH của nước một cách chính xác là rất quan trọng. Trong bài viết này, Thiết Bị Ngành Song Phụng sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách thử độ pH đơn giản tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Độ pH là gì?
Độ pH là chỉ số đo mức độ hoạt động của ion H⁺ (hay H₃O⁺) trong môi trường dung dịch dưới tác động của một hằng số điện ly. Thang đo pH sẽ dao động từ 0 đến 14, với các mức cụ thể như sau:
- pH = 7: Là mức trung hòa, có nghĩa là dung dịch không có tính axit hoặc tính kiềm. Đây là mức độ pH của nước tinh khiết.
- pH < 7: Dung dịch có tính axit, chỉ số pH càng thấp thì tính axit càng mạnh.
- pH > 7: Dung dịch có tính kiềm, chỉ số pH càng cao thì tính kiềm càng mạnh.
Các mức pH và ý nghĩa:
- pH = 0: Tính axit cực kỳ mạnh, ví dụ axit sulfuric đậm đặc.
- pH = 1 đến 3: Tính axit mạnh, ví dụ nước chanh (pH ≈ 2).
- pH = 4 đến 6: Tính axit nhẹ, ví dụ cà phê (pH ≈ 5).
- pH = 7: Trung tính, ví dụ nước tinh khiết.
- pH = 8 đến 10: Tính kiềm nhẹ, ví dụ nước biển (pH ≈ 8).
- pH = 11 đến 13: Tính kiềm mạnh, ví dụ dung dịch xà phòng (pH ≈ 12).
- pH = 14: Tính kiềm cực kỳ mạnh, ví dụ dung dịch natri hydroxide đậm đặc.
Như thế nào là độ pH an toàn?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ pH an toàn trong nước là mức độ pH nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5. Với mức pH này, nước đảm bảo có tính kiềm nhẹ, an toàn cho sức khỏe và phù hợp cho sinh hoạt.
Độ pH của nước không cố định, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào tác động của môi trường, thời tiết và hoạt động của con người. Khi độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ là dấu hiệu của việc cảnh báo ô nhiễm nguồn nước bởi các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng.
Nước có tính kiềm cao thì sẽ có vị và mùi khó chịu. Nếu sử dụng nước trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngược lại, nước có tính axit cao có thể gây bào mòn các thiết bị, gây hư hại đến hệ thống ống nước.
Chính vì vậy, việc theo dõi cũng như kiểm soát nồng độ pH vô cùng quan trọng đối với các đơn vị cung cấp nước. Việc này giúp đảm bảo rằng chất lượng nước sinh hoạt an toàn, vệ sinh cho người dân và kịp thời xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Độ pH của một số loại nước mà bạn cần biết
Độ pH của nước máy
- Độ pH: khoảng 7.5.
- Đặc điểm: Nước máy được lấy từ những nguồn nước ngầm, nước mặt và trải qua quá trình xử lý trước khi đưa đến người dân sử dụng. Độ pH của nước máy thường rơi vào khoảng 7.5. Tuy nhiên, độ pH sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào nguồn nước và phương pháp xử lý.
- Lưu ý: Nước máy có thể bị ô nhiễm do những yếu tố môi trường như hóa chất, kim loại nặng, … Chính vì vậy, bạn cần phải kiểm tra chất lượng nước máy định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nước đóng chai
- Độ pH: 6.5 – 7.5
- Đặc điểm: Nước đóng chai được khai thác từ những nguồn nước ngầm hoặc nước khoáng. Sau đó, nó sẽ được xử lý qua nhiều công đoạn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Độ pH của nước đóng chai thường nằm trong khoảng 6.5 đến 7.5 nhưng vẫn có sự chênh lệch tùy theo từng thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ.
Có thể bạn sẽ quan tâm: TOP 5 loại nước khoáng có kiềm an toàn được ưa chuộng hiện nay
Nước RO
- Độ pH: 5.0 – 7.0
- Đặc điểm: Nước lọc RO được tạo ra nhờ công nghệ RO (quy trình thẩm thấu ngược), giúp loại bỏ hầu hết những tạp chất, vi khuẩn và các kim loại nặng. Độ pH của nước RO thường thấp hơn so với nước máy và nước đóng chai, dao động từ 5.0 đến 7.0.
- Lưu ý: Nước RO có độ pH thấp có thể ảnh hưởng đến độ pH của cơ thể. Chính vì thế, bạn nên sử dụng kết hợp với các loại nước có độ pH cao hơn để cân bằng độ pH trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm về Nước RO:
Ảnh hưởng của độ pH đối với sức khỏe
Độ pH đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nước uống cũng phải có độ pH phù hợp thì mới đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Tác hại của nước có độ pH thấp (tính axit) đối với sức khỏe:
- Viêm loét dạ dày: Nước có tính axit cao làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến tình trạng bào mòn niêm mạc dạ dày và viêm loét.
- Thấp khớp: Độ pH thấp gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và thấp khớp.
- Bệnh Gout: Axit uric dư thừa trong máu do độ pH thấp kết hợp cùng với purin trong thực phẩm dễ tạo ra các tinh thể urat, gây ra các cơn đau khớp cấp tính (gout).
- Vấn đề về da: Nước có tính axit làm mất cân bằng độ pH da, khiến cho da dễ bị khô, ngứa, kích ứng, chàm, vẩy nến, …
- Trĩ: Táo bón do thiếu nước và nước có tính axit cao dẫn đến hình thành búi trĩ.
- Đau đầu mãn tính: Độ pH thấp còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các cơn đau đầu dai dẳng.
Tác hại của nước có độ pH cao (tính kiềm) đối với sức khỏe:
- Táo bón: Nước có tính kiềm cao làm giảm nhu động ruột, dẫn đến táo bón.
- Lượng Cholesterol cao: Độ pH cao còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Sỏi thận: Nước có tính kiềm cao gây kết tủa các khoáng chất, hình thành sỏi thận.
- Chàm: Độ pH cao gây mất cân bằng độ pH da, khiến cho làn da của bạn trở nên khô, ngứa, kích ứng, …
- Viêm bàng quang mãn tính: Nước có tính kiềm cao làm thay đổi môi trường vi sinh trong bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây viêm bàng quang mãn tính.
- Da khô: Nước có tính kiềm cao làm mất đi lớp màng giữ ẩm tự nhiên của da, khiến da dễ bị khô, bong tróc.
Cách đo độ pH của nước
Sử dụng giấy quỳ
Nhắc đến những cách thử độ pH của nước, chúng ta không thể bỏ qua quỳ tím. Giấy quỳ tím là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng và phổ biến nhưng bạn chỉ có thể đó kết quả ở mức tương đối về tính axit, kiềm của nước, không thể đo chính xác chỉ số pH.
Để kiểm tra bằng giấy quỳ, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Cho mẫu nước mà mình muốn thử vào ống nghiệm hoặc một chiếc cốc nhỏ.
- Bước 2: Nhúng giấy quỳ vào trong ống hoặc cốc nước.
- Bước 3: Giấy quỳ màu đỏ khi gặp nước có tính kiềm sẽ chuyển sang màu xanh (pH >7). Còn giấy quỳ màu xanh khi gặp nước có tính axit sẽ chuyển sang màu đỏ (pH <7). Nước trung tính (độ pH = 7) sẽ không làm đổi màu giấy quỳ.
Que thử pH
Cách thử độ pH của nước tiếp theo mà bạn có thể áp dụng đó là dùng que thử pH. Que thử pH là một loại giấy chỉ thị được tẩm hóa chất, thay đổi màu sắc dựa trên mức độ pH của nước. Ưu điểm của que thử pH so với giấy quỳ là:
- Phạm vi đo kết quả chính xác và cụ thể.
- Dễ sử dụng.
Cách thức thực hiện đo vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn mẫu nước muốn thử nghiệm vào cốc hoặc ống nghiệm rồi nhúng que thử vào.
- Bước 2: Sau khoảng 2 phút, que thử sẽ đổi màu và cho kết quả.
- Bước 3: Dựa vào màu pH và đối chiếu kết quả cùng với que thử để biết kết quả.
Máy đo pH
Máy đo pH là một thiết bị điện tử sử dụng nhằm đo lường độ pH của dung dịch một cách chính xác. Đây là công cụ lý tưởng cho những ai muốn có kết quả chính xác hơn so với que thử hoặc giấy quỳ.
Lợi ích của máy đo pH:
- Độ chính xác cao đến hai chữ số ở phần thập phân.
- Dễ sử dụng.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần dùng đầu dò của máy vào mẫu nước muốn kiểm tra. Sau đó, màn hình điện tử sẽ thể hiện phép đo và cho kết quả chính xác có 2 chữ số ở phần thập phân.
Xem thêm: Dụng cụ kiểm tra chất lượng nước – Đảm bảo nguồn nước an toàn và sạch
Dung dịch đổi màu
Một biện pháp thường xuyên sử dụng trong phòng thí nghiệm đó là dung dịch đổi màu. Trong hóa học, có ba loại dung dịch phổ biến được sử dụng để đo nồng độ pH:
Methyl Red:
- pH < 4: Dung dịch sẽ có màu đỏ.
- pH từ 4 đến 7: Dung dịch chuyển dần từ màu đỏ cam, cam rồi đến vàng.
- pH > 7: Dung dịch sẽ mang màu vàng.
Bromothymol Blue:
- pH < 6: Dung dịch sẽ chuyển sang màu vàng.
- pH từ 6 đến 8: Dung dịch chuyển dần từ màu vàng sang vàng xanh, xanh lá rồi sang xanh dương.
- pH > 8: Dung dịch sẽ chuyển hẳn sang màu xanh dương.
Phenolphthalein:
- pH < 8: Dung dịch không màu.
- pH > 10: Dung dịch sẽ có màu đỏ.
Những dung dịch này giúp bạn xác định một cách trực quan và chính xác về mức độ pH của nước thông qua sự thay đổi màu sắc.
Nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn của nước:
Mua thiết bị thử độ pH của nước chất lượng, giá tốt tại Song Phụng
Quý khách hàng đang tìm kiếm thiết bị thử độ pH của nước chất lượng, giá tốt? Hãy đến với Song Phụng – Nhà cung cấp uy tín những thiết bị đo lường và kiểm tra môi trường hàng đầu Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm tại Song Phụng đều được nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu uy tín trên thế giới, đảm bảo độ chính xác cao. Song Phụng còn có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Ưu đãi khi mua thiết bị thử độ pH tại Song Phụng:
- Giá cả cạnh tranh, chiết khấu hấp dẫn đối với các đơn hàng số lượng lớn.
- Hỗ trợ vận chuyển toàn quốc.
- Bảo hành chính hãng 12 tháng.
- Hỗ trợ đổi trả trong vòng 7 ngày nếu sản phẩm lỗi.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về độ pH và các phương pháp đo độ pH của nước, từ các phương pháp đơn giản như que thử pH đến sử dụng máy đo pH để có kết quả chính xác hơn. Độ pH của nước quan trọng vì nó cho biết tính axit hoặc kiềm của dung dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sử dụng hàng ngày của chúng ta. Việc hiểu và thử độ pH của nước đúng cách giúp bảo vệ nguồn nước và đảm bảo môi trường sống tốt hơn.
Quý khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm thử độ pH của nước, vui lòng liên hệ đến Song Phụng qua hotline 091307274 – 0984620494.
Bài viết rất hữu ích cho tôi ! Rất chi tiết .
Xin chân thành cảm ơn Quý khách