Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm là một thắc nhiều gặp phải khi đối mặt với tình trạng lượng phèn trong ao tôm vượt mức. Nếu không được xử lý kịp thời, phèn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Trong bài viết này, hãy cùng Song Phụng tìm hiểu về những cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, an toàn.

Nước ao tôm nhiễm phèn là thế nào?

Nước ao tôm nhiễm phèn là tình trạng nước trong ao bị ô nhiễm bởi những hợp chất như: Sắt, nhôm sunfat, … Nước nhiễm phèn thường có hàm lượng muối sunfat cao.

Nước ao tôm nhiễm phèn
Nước ao tôm nhiễm phèn

Nguyên nhân chính dẫn đến nước ao tôm nhiễm phèn đó là do quá trình phân huỷ những chất hữu cơ trong đất, giải pháp ra các axit và muối sunfat. Nó giúp hoà tan các hợp chất sắt và nhôm trong nước. Khi ao bị nhiễm phèn, tôm sẽ khó thở, chậm lớn, dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến năng suất.

Các dấu hiệu nhận biết

Làm thế nào để xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, an toàn:

  • Màu sắc đất: Vùng đất phèn thường có màu xám đen, có chứa hàm lượng cao FeS2. Khi đất khô, nó sẽ xuất hiện lớp phấn trắng. Việc xử lý phèn trên các vùng đất này cũng rất khó khăn.
  • Màu nước ao: Nước ao có thể trong hơn hoặc chuyển sang màu trà nhạt. Nước xuất hiện váng vàng nhạt nổi trên bề mặt. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi mưa và không có tảo phát triển.
  • Tình trạng tôm: Toàn bộ thân tôm chuyển sang màu sáng trong thành màu nhạt rồi đến màu vàng đậm. Phần vỏ tôm cứng hơn bình thường bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong thành màu vàng nhạt đến vàng đậm. Vỏ tôm cảm thấy cứng hơn bình thường, và mang tôm có màu vàng và trở nên xơ cứng.
  • Hành vi của tôm: Bạn dễ dàng quan sát thấy tôm gặp khó khăn trong quá trình lột xác, bắt đầu xuất hiện tình trạng bỏ ăn sau mưa. Trong trường hợp ao bị nhiễm phèn quá nặng, tôm sẽ dạt vào bờ, tấp mé và chết rải rác vì ngạt thở.

Nguyên nhân gây cho ao nuôi tôm nhiễm phèn

Nguyên nhân chính khiến ao nuôi tôm bị nhiễm phèn do vùng đất xung quanh có chứa hàm lượng sunfat cao. Đất nhiễm phèn được hình thành ở những vùng ven biển, có nhiều xác sinh vật có chứa lưu huỳnh. Khi những sinh vật này phân hủy trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh sẽ được giải phóng và kết hợp với sắt trong phù sa. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2). 

Khi Pyrite tiếp xúc với không khí, nó sẽ bị oxi hóa trong đất ẩm. Sau đó, chúng sẽ hình thành các oxit sắt và axit sunfuric. Axit này có khả năng hòa tan sắt và các kim loại nặng như: Nhôm, mangan, kẽm, đồng, … khiến cho đất trở nên chua, có mức pH thấp và chứa các kim loại độc hại vượt quá mức cho phép.

Nguyên nhân gây nên tình trạng ao nuôi tôm nhiễm phèn
Nguyên nhân gây nên tình trạng ao nuôi tôm nhiễm phèn

Hơn nữa, khi mưa kéo dài, nước mưa có thể rửa trôi phèn từ bờ ao xuống. Điều này cũng là nguyên nhân khiến ao nuôi tôm nhiễm phèn.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 3 cách nhận biết nước nhiễm phèn đơn giản tại nhà

Ảnh hưởng phèn đến tôm nuôi

Dưới đây là một số ảnh hưởng của phèn đến hoạt động nuôi tôm:

  • Ảnh hưởng đến môi trường nước và tôm: Phèn làm giảm nồng độ pH, canxi, magie của nước, dẫn đến mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước. Khi đó, tôm có thể bị căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khoẻ. 
  • Khó khăn trong quá trình lột vỏ: Tôm sẽ xuất hiện tình trạng khó khăn trong việc lột vỏ, dẫn đến vỏ mềm hoặc lột vỏ không hoàn toàn. Ngoài ra, ở một số con còn xuất hiện bệnh vểnh mang, gây tử vong cao.
  • Tăng trưởng chậm: Môi trường axit trong đất còn ngăn cản hoạt động của các enzyme trong cơ thể tôm, làm giảm khả năng phát triển. Nước có phèn cũng làm giảm khả năng gắn kết oxy với hemoglobin (Hb) trong máu, khiến cho tôm mất nhiều năng lượng trong quá trình hô hấp, dẫn đến giảm năng suất nuôi.
  • Cản trở hô hấp: Các hợp chất phèn lơ lửng trong nước cũng có thể bám vào mang tôm, cản trở quá trình hô hấp, đặc biệt là đối với tôm còn nhỏ.
Ảnh hưởng phèn đến tôm nuôi
Ảnh hưởng phèn đến tôm nuôi
  • Ảnh hưởng đến pH và độ kiềm: Nước ao bị phèn với nồng độ kiềm và pH thấp có thể phá huỷ nguồn thức ăn tự nhiên, tạo ra một màng nhầy. Nguyên nhân là vì Fe3+ hòa tan, gây sự phát triển của vi khuẩn ưa sắt và tạo ra lớp váng màu cam.
  • Tảo và màu nước ao: Phèn cũng là nguyên nhân dẫn đến đến tình trạng chậm sự phát triển của tảo. Nước trong ao không thể duy trì màu. Màu nước ao thường xuyên thay đổi do sự biến động của tảo.

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của phèn chua trong lọc nước

Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm

Sử dụng vôi bột

Nguyên lý: Vôi là một vật liệu lọc khi cho vào nước, chúng sẽ hoà tan và tạo ra môi trường kiềm, giúp trung hòa độ chua và kết tủa các ion sắt, nhôm gây phèn.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp, dễ kiếm.
  • Hiệu quả trong việc trung hòa độ chua và kết tủa các ion sắt, nhôm.

Nhược điểm:

  • Khó kiểm soát liều lượng, có thể gây dư thừa vôi, làm thay đổi độ pH quá cao.
  • Quá trình kết tủa chậm, cần thời gian lắng.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao để đảm bảo phân phối đều vôi trong toàn bộ khối nước.
Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng vôi
Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm bằng vôi

Sử dụng hóa chất EDTA

Nguyên lý: EDTA là một chất tạo phức, có khả năng tạo phức với những ion kim loại gây phèn, ngăn chặn sự kết tủa và lắng cặn.

Ưu điểm:

  • Khả năng tạo phức với các ion kim loại rất cao, ngăn chặn sự kết tủa và lắng cặn.
  • Tốc độ phản ứng nhanh.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Ảnh hưởng đến môi trường nếu biết cách thực hiện.
  • Có thể gây độc hại cho sinh vật nếu vượt quá nồng độ cho phép.
Sử dụng hóa chất EDTA
Sử dụng hóa chất EDTA

Sử dụng Zeolite

Nguyên lý: Zeolite là một loại khoáng chất với cấu trúc lỗ xốp. Chất này có khả năng hấp phụ những ion kim loại nặng, giúp loại bỏ phèn.

Ưu điểm:

  • Khả năng trao đổi ion cao, hấp phụ các ion kim loại nặng một cách hiệu quả.
  • Không gây ảnh hưởng đến độ pH của nước.
  • Có thể tái sinh và dùng nhiều lần.

Nhược điểm:

  • Khả năng hấp phụ sẽ có giới hạn.
  • Cần thiết phải thay thế zeolite định kỳ khi bị bão hòa.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao.
Sử dụng Zeolite để xử lý nước phèn trong ao nuôi tôm
Sử dụng Zeolite để xử lý nước phèn trong ao nuôi tôm

Nghiên cứu thêm: Mgo là gì? Bật mí các ứng dụng MgO trong đời sống

Sử dụng chế phẩm sinh học (Vi sinh có khả năng xử lý phèn Bio-TC5)

Nguyên lý: Các vi sinh vật trong chế phẩm có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ gây ô nhiễm, giảm nồng độ phèn trong nước.

Ưu điểm:

  • An toàn đối với môi trường, không gây ô nhiễm.
  • Khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ gây ô nhiễm.
  • Cải thiện chất lượng nước toàn diện.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ ô nhiễm.
  • Quá trình xử lý có thể diễn ra chậm hơn so với các phương pháp hóa học.
Sử dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học (Vi sinh xử lý phèn Bio-TC5)
Sử dụng các sản phẩm chế phẩm sinh học (Vi sinh xử lý phèn Bio-TC5)

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, an toàn. Hy vọng kiến thức mà Song Phụng mang đến sẽ hữu ích đối với bạn trong việc xử lý hệ thống nuôi tôm của mình. Nếu còn có bất kỳ vướng mắc nào khác, bạn hãy comment bên dưới để được giải đáp nhé.

Gợi ý cho bạn:

Một suy nghĩ về “4 Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả, an toàn

  1. Pingback: Tác Dụng Của Phèn Chua Trong Lọc Nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *