Tại khu vực nông thôn, nhiều gia đình vẫn đã và đang lựa chọn nước giếng khoan để làm nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Chính vì vậy, việc tìm kiếm những cách làm cho nước giếng trong được quan tâm. Hãy cùng Thiết bị ngành nước Song Phụng tìm hiểu chi tiết bên dưới bài viết!

Đặc điểm của nước giếng

Nước giếng là nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới lòng đất. Đặc điểm chính của nước giếng bao gồm:

  • Nguồn gốc: Từ những mạch nước ngầm, được hình thành do nước mưa thấm qua các lớp đất đá.
  • Thành phần: Có chứa nhiều khoáng chất hơn so với nước mặt, bao gồm các chất hòa tan như canxi, magie, sắt, mangan…
  • Chất lượng: Biến động tùy thuộc vào vị trí địa lý, độ sâu của giếng và mức độ ô nhiễm môi trường.
Đặc điểm của nước giếng
Đặc điểm của nước giếng

Cách làm cho nước giếng trong

Làm thế nào để xử lý nước giếng khoan? Khám phá ngay những cách làm cho nước giếng trong bên dưới: 

Dùng phèn chua

Cách làm cho nước giếng trong đầu tiên mà bạn có thể tham khảo đó là sử dụng phèn chua. Phèn chua là thành phần được ông cha ta áp dụng từ rất lâu đời, đơn giản và ít tốn chi phí.

Cách làm cho nước giếng trong bằng phèn chua
Cách làm cho nước giếng trong bằng phèn chua

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị phèn chua một lượng vừa phải tầm 1 gam (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) và 20 lít nước.
  • Bước 2: Lấy một gáo nước và hòa tan lượng phèn chua đã chuẩn bị. Sau đó, cho hỗn hợp phèn chua vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều.
  • Bước 3: Chờ khoảng 30 phút để cặn lắng xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Dùng than hoạt tính

Than hoạt tính được sử dụng rộng rãi trong quá trình lọc nước nhờ khả năng hấp phụ và loại bỏ mùi hôi tanh vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước này phù hợp với những nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm nhẹ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Than hoạt tính, bộ lọc nước hoặc bình chứa, vải lọc (tùy chọn)
  • Bước 2: Rửa sạch than hoạt tính để tiến hành loại bỏ bụi bẩn.
  • Bước 3: Cho than hoạt tính vào bộ lọc hoặc bình chứa, bạn có thể lót vải lọc ở đáy.
  • Bước 4: Lọc nước: Đổ nước giếng vào bộ lọc hoặc bình chứa. Để yên 30 phút đến 1 giờ.
  • Bước 5: Lấy nước đã lọc ra sử dụng, có thể lọc lại qua vải lọc nếu cần.
Dùng than hoạt tính để lọc nước
Dùng than hoạt tính để lọc nước

Dùng hóa chất Clo

Việc sử dụng clo cũng là một cách làm cho nước giếng trong phổ biến và hiệu quả. l Clo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác trong nước, giúp đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Clo, dụng cụ đo lường, thùng chứa.
  • Bước 2: Hòa tan clo đã chuẩn bị vào một lượng nước nhỏ, sau đó đổ vào thùng chứa nước giếng.
  • Bước 3: Khuấy đều hỗn hợp để clo phân tán đều trong nước.
  • Bước 4: Đậy kín thùng chứa và để yên trong vòng 30 phút đến 1 giờ.
  • Bước 5: Sau khi kết thúc quá trình khử trùng, bạn có thể kiểm tra lại nồng độ clo dư bằng các bộ kit thử nhanh.
Dùng hóa chất Clo để làm nước giếng trong hơn
Dùng hóa chất Clo để làm nước giếng trong hơn

Dùng vôi

Vôi là một chất khử trùng tự nhiên và cũng là một chất làm trong nước hiệu quả. Phương pháp này đã được người dân sử dụng từ lâu đời để cải thiện chất lượng nước giếng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị: Vôi sống, thùng chứa, gậy, que khuấy.
  • Bước 2: Hòa tan một lượng vôi vừa đủ vào một ít nước sạch. Lưu ý: Hòa tan vôi trong nước cần thực hiện trong một thùng riêng biệt và ở nơi thoáng mát, tránh bắn vôi vào người.
  • Bước 3: Đổ dung dịch vôi đã hòa tan vào thùng chứa nước giếng, khuấy đều để vôi phân tán đều trong nước.
  • Bước 4: Để yên hỗn hợp trong khoảng 12-24 giờ cho cặn lắng xuống đáy là đã có thể sử dụng.
Cách làm cho nước giếng trong bằng vôi
Cách làm cho nước giếng trong bằng vôi

Dùng dung dịch iot

Dùng dung dịch iot cũng là một cách làm cho nước giếng trong đơn giản nhưng ít ai biết đến.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị dung dịch iot và 1 thùng nước.
  • Bước 2: Pha hỗn hợp theo tỷ lệ 1 lít nước tương đương với 2 giọt iot. Sau đó, bạn có thể ước lượng thể tích phù hợp và khuấy đều lên.
  • Bước 3: Chờ 30 phút để nước ổn định là đã có thể sử dụng. 
Dùng dung dịch iot để lọc nước
Dùng dung dịch iot để lọc nước

Tham khảo thêm các vật liệu lọc khác:

Xử lý nước giếng mới đào bị đục bằng bể lọc thô

Xây bể lọc thô là phương pháp được người dân vùng nông thôn lựa chọn sử dụng. Lý do là cách này khá đơn giản và dễ dàng thi công.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xây bể lọc thô hoặc sử dụng bồn chứa nước.
  • Bước 2: Chuẩn bị các lớp vật liệu lọc: Sỏi đỡ, cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính.
  • Bước 3: Tiếp theo, bạn xếp các lớp vật liệu lọc vào bể hoặc bồn chứa, mỗi lớp dày khoảng 20-30 cm.
  • Bước 4: Nước giếng sẽ chảy qua lần lượt từng lớp vật liệu. Sau đó, các cặn bẩn, tạp chất, và phèn sẽ được giữ lại, giúp nước trong sạch hơn sau khi lọc.
Xử lý nước giếng mới đào bị đục bằng bể lọc thô
Xử lý nước giếng mới đào bị đục bằng bể lọc thô

Xử lý mùi hôi nước với cột lọc composite

Phương pháp xử lý mùi hôi nước với cột lọc composite phù hợp ở những nơi có diện tích nhỏ, không thể xây bể lọc. Về cơ bản, hệ thống trụ lọc composite tương tự bể lọc nhưng sử dụng các vật liệu cao cấp hơn.

Ưu điểm của hệ thống lọc nước giếng khoan bằng cột lọc composite:

  • Không tốn diện tích, phù hợp với không gian nhỏ.
  • Trang bị van xả tự động giúp sục rửa những vật liệu lọc một cách đơn giản, nhanh chóng.
  • Hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn và cho chất lượng nước lọc tốt nhất.
Xử lý mùi hôi nước với cột lọc composite
Xử lý mùi hôi nước với cột lọc composite

Cách thực hiện:

Bước 1: Lắp đặt cột lọc composite

  • Lựa chọn vị trí lắp đặt: Lựa chọn những nơi có diện tích nhỏ, thoáng mát và dễ tiếp cận. Nơi lắp đặt cần phải đảm bảo hệ thống được đặt trên bề mặt phẳng và chắc chắn.
  • Lắp đặt ống dẫn nước: Kết nối ống dẫn nước từ nguồn nước giếng vào hệ thống lọc.
  • Lắp đặt van xả tự động: Gắn van xả tự động vào hệ thống để tiện cho việc sục rửa các vật liệu lọc.

Bước 2: Xếp các lớp vật liệu lọc vào từng cột lọc

  • Cột lọc đa chất: Xếp các lớp vật liệu lọc như Mangan, Birm, UDM theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cột lọc cần đảm bảo các lớp vật liệu lọc được xếp đều và không bị trộn lẫn.
  • Cột lọc than hoạt tính: Đổ than hoạt tính vào cột lọc thứ hai, đảm bảo lớp than tính phân bổ đều.
  • Cột lọc cation: Cho các hạt cation vào cột lọc thứ ba.

Bước 3: Vận hành hệ thống

  • Khởi động hệ thống lọc: Mở van nước và cho nước giếng chảy qua hệ thống cột lọc composite.
  • Kiểm tra và điều chỉnh: Chất lượng nước sau khi lọc để đảm bảo không còn mùi hôi và tạp chất. Điều chỉnh lưu lượng nước và kiểm tra các van xả tự động để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.

Bước 4: Bảo trì hệ thống

  • Thực hiện rửa định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khu rửa, bạn sử dụng van xả tự động để súc rửa các vật liệu lọc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thay thế các vật liệu lọc khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả lọc nước tối ưu.

Gợi ý bạn đọc thêm:

Xử lý toàn diện với bộ lọc RO

Sử dụng hệ thống lọc nước RO để xử lý nước là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. 

Để lọc nước, ta cần phải chuẩn bị một thiết bị lọc nước RO bao gồm:

  • 3 lõi lọc thô: Loại bỏ bụi đất, tạp chất, rong rêu và chất độc hại trong nước.
  • Màng lọc RO: Lớp màng này cho phép chỉ phân tử nước đi qua, loại bỏ vi khuẩn, virus và hóa chất độc hại lên đến 99.9%.
  • Các lõi lọc chức năng: Tùy thuộc vào chất lượng máy, số lượng lõi lọc chức năng có thể khác nhau. Các lõi này có nhiệm vụ bổ sung khoáng chất, ổn định pH và nâng cao chất lượng nước.

Hiện nay, bạn có thể sử dụng hệ thống lọc nước đến từ: Karofi, Kangaroo,… để lọc nước giếng khoan.

Xử lý toàn diện với bộ lọc RO
Xử lý toàn diện với bộ lọc RO

Lưu ý khi làm sạch nước giếng khoan

Bên cạnh việc lựa chọn cách làm cho nước giếng trong, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Lựa chọn vật tư và nguyên liệu lọc: Ưu tiên lựa chọn các các sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Việc sử dụng các vật tư kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
  • Phù hợp với tình trạng ô nhiễm: Đảm bảo hệ thống lọc phù hợp với mức độ ô nhiễm nguồn nước. Khi bạn đầu tư quá nhiều sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí.
  • Lắp đặt và vận hành: Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả xử lý tối ưu. Hệ thống cần đảm bảo lắp đặt đúng cách và vận hành đúng quy trình.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Sau một thời gian sử dụng, bạn cần phải bảo dưỡng hệ thống để duy trì chất lượng nguồn nước ổn định theo thời gian.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những cách làm cho nước giếng trong và sạch hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để có được nguồn nước an toàn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nếu còn có thắc mắc nào khác, hãy comment bên dưới để được Thiết bị ngành nước Song Phụng giải đáp nhé!

Mời bạn tham khảo sản phẩm lọc nước tại Song Phụng:

Một suy nghĩ về “8 cách làm cho nước giếng trong đơn giản hiệu quả

  1. Pingback: 6 Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Bị Vàng Hiệu Quả Hiện Nay

  2. Pingback: Tác Dụng Của Phèn Chua Trong Lọc Nước

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *