Phèn chua rất phổ biến và được biết đến với nhiều tác dụng trong đời sống mỗi chúng ta. Trong số vô vàn tác dụng đó có một ứng dụng phổ biến hơn cả là lọc nước. Trong bài viết này, Song Phụng sẽ cùng các bạn khám phá chi tiết về tác dụng của phèn chua trong lọc nước và cách sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.

Phèn chua là gì?

Phèn chua hay còn được gọi là muối kali nhôm sulfat. Công thức hóa học của phèn chua là KAl(SO₄)₂ nhưng thường hay xuất hiện ở dạng ngâm nước KAl(SO₄)₂·12H₂O. Phèn chua tồn tại dưới dạng tinh thể trong suốt hoặc trắng đục, với kích thước không đồng đều và tan nhanh trong nước. Khi được nung nóng ở nhiệt độ cao, phèn chua chuyển sang dạng xốp và nhẹ, được gọi là phàn phi hoặc khô phàn.

Phèn chua được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y học, công nghiệp thực phẩm đến xử lý nước đục.

Phèn chua là gì
Phèn chua là gì?

Tác dụng của phèn chua trong lọc nước

Tác dụng của phèn chua trong lọc nước là giúp làm trong nước, lắng nước đục, loại bỏ một số tạp chất và kim loại có trong nước. Phèn chua là vật liệu lọc có vai trò quan trọng trong quá trình này nhờ vào khả năng làm kết tủa của nó. Khi được thêm vào nước, phèn chua sẽ phản ứng và tạo thành cặn, kết dính các hạt bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn nhỏ lại với nhau. Lớp cặn này sau đó sẽ chìm xuống đáy và dễ dàng bị lọc ra khỏi nước.

Tác dụng của phèn chua trong lọc nước
Tác dụng của phèn chua trong lọc nước

Ngoài ra phèn chua cũng có một số tác dụng khác được áp dụng trong nhiều trường hợp khác như:

  • Trong nấu nướng: Phèn giúp làm sạch ruột động vật, rửa sạch nhớt cá, bảo quản tốt hơn trứng gà, vịt, ngan,…
  • Trong làm đẹp: Phèn chua kết hợp với mật ong tạo thành hỗn hợp đắp mặt có tác dụng trị thâm nám, phèn chua có thể dùng trị bỏng, các bệnh ngoài da, hôi nách…
  • Trong ngành dệt may, nhuộm giúp duy trì độ bền màu của vải. Trong sản xuất giấy, phèn chua có thể kết hợp cùng với xenlulo gỗ tạo nên một lớp bảo vệ giúp mực không bị lem.

Cách sử dụng phèn chua lọc nước 

Cách sử dụng phèn chua trong lọc nước
Cách sử dụng phèn chua trong lọc nước

Về cơ bản, cách sử dụng nước bằng phèn chua rất dễ để tự thực hiện và cũng không cần sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ. Phương pháp sử dụng này thích hợp với quy mô hộ gia đình hoặc khu tập thể nhỏ, ít người. 

Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị một số vật dụng sau

  • Phèn chua
  • Nước cần xử lý
  • Dụng cụ chứa như thau, chậu, bình. 
  • Dụng cụ khuấy

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Bạn cần pha phèn chua với nước theo tỷ lệ cứ 20 lít nước thì cần liều lượng 1g phèn chua. 
  • Bước 2: Từ công thức trên bạn có thể tính được lượng phèn cần sử dụng. Lấy lượng phèn chua này hòa với một lượng nhỏ nước rồi dùng máy trộn để hòa tan hoàn toàn phèn chua trong nước.
  • Bước 3Đổ hỗn hợp này vào nguồn nước cần xử lý và trộn đều.
  • Bước 4: Chờ khoảng 30 phút, chất bẩn sẽ nhanh chóng lắng xuống đáy bể. Bạn có thể đổ hoặc rút phần nước sạch bên trên sang một bình chứa nước khác để sử dụng hàng ngày.

Tham khảo phương pháp xử lý nước khác:

Những lưu ý khi xử lý nước bằng phèn chua 

Lưu ý khi sử dụng phèn chua lọc nước
Lưu ý khi sử dụng phèn chua lọc nước

Những lưu ý khi xử lý bằng cách sử dụng phèn chua:

  • Đối với nước giếng khoan, tỷ lệ phèn cần thiết để lọc nước là 50 g/1 m3 nước.
  • Nếu nguồn nước có độ đục cao thì nên lọc bằng các phương pháp khác như dùng máy lọc… Điều này sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả xử lý nước bằng phèn.
  • Nhìn chung, phương pháp này được coi là khá an toàn. Tuy nhiên, nó không nên được sử dụng trực tiếp. Vì sức khỏe của bạn, tốt nhất nên khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.
  • Không kết hợp phèn chua với cloramin B vì phèn chua sẽ làm giảm tác dụng của cloramin B.
  • Cách tốt nhất để lọc nước trong gia đình bạn là lắp đặt hệ thống lọc nước hiện đại để giữ cho nguồn nước sạch hàng ngày hoặc sử dụng máy lọc nước.

Trên đây là chia sẻ của Song Phụng về thông tin chi tiết tác dụng của phèn chua trong lọc nước. Chúng tôi hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và áp dụng theo đúng quy trình, tỷ lệ để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Gợi ý bài viết xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *