Công nghệ xử lý nước thải sinh học hiện nay đang là phương pháp được ứng dụng rộng rãi. Trong đó công nghệ AAO và AO là hai công nghệ nổi bật. Vậy công nghệ AAO và AO có những đặc điểm gì? Có gì giống và khác nhau? Mời bạn cùng Môi Trường Song Phụng so sánh công nghệ AAO và AO để lựa chọn được công nghệ phù hợp nhất nhé.

Khái niệm công nghệ AAO và AO 

Công nghệ AAO 

Công nghệ AAO là công nghệ xử lý nước thải sinh học kết hợp giữa 3 môi trường là kị khí (Anaerobic), thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Oxic) để hấp thu, phân hủy hết những chất hữu cơ cũng như hợp chất nitơ có trong nước thải trước khi xả ra môi trường.

so-sanh-cong-nghe-aao-va-ao-1
Công nghệ xử lý nước thải sinh học AAO

Nguyên lý hoạt động:

Công nghệ xử lý nước thải AAO hoạt động dựa trên nguyên lý sau:

  • Quá trình sinh học kỵ khí: Trong bể kị khí, các vi sinh vật phát triển để hấp thu, phân hủy những hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải để tạo thành bọt khí. Quá trình này diễn ra gồm 3 giai đoạn là thủy phân, lên men acid và lên men kiềm. Sản phẩm được tạo ra trong bể kị khí là khí ở dạng CH4, CO2 và các tế bào vi sinh vật.
  • Quá trình sinh học thiếu khí: Đây là quá trình quan trọng, giúp phân hủy và làm sạch hết các hợp chất có chứa Nitơ và Phốt pho bằng các chủng vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter.

Trong đó:

Các chủng vi khuẩn thiếu khí tham gia vào quá trình khử Nitơ bao gồm hiobaTcillus denitrificans, Micrococcus denitrificans, Serratia và Achromobacter , Pseudomonas… Những chủng vi khuẩn này có thể sinh trưởng và hoạt động tốt trong điều kiện yếm khí.

Chủng vi sinh vật tham gia vào quá trình khử phốt pho có tên là Acinetobacter. Dưới tác động của chủng vi sinh vật này, các chất hữu cơ sẽ chuyển hóa hết thành hợp chất không có chứa phốt pho. Đối với những hợp chất vẫn còn phốt pho thì sẽ ở dạng dễ phân hủy ở giai đoạn hiếu khí tiếp theo.

  • Quá trình sinh học hiếu khí: Quá trình này diễn ra ở bể hiếu khí. Trong đó các chủng vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện nhiệt độ, độ pH, oxy cũng các điều kiện phù hợp sẽ phát triển làm nhiệm vụ phân hủy hợp chất hữu cơ còn lại trong nước. Khí nito và Phốt pho lúc này đóng vai trò tổng hợp nên tế bào vi sinh mới, tạo ra khí H2O, CO2 cũng như giải phóng năng lượng.

Công nghệ AO 

Công nghệ AO (Anoxic-Oxic) là công nghệ xử lý nước thải sinh học dựa trên hoạt động của hệ vi sinh thiếu khí và hiếu khí để tổng hợp, phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, mang đến nguồn nước đủ tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài theo quy định của Bộ Tài Nguyên Môi trường. 

so-sanh-cong-nghe-aao-va-ao-2
Quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ AO

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AO

Công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ AO được hoạt động dựa trên nguyên lý sau:

  • Quá trình sinh học tại bể Anoxic: Trong môi trường bể thiếu khí với nhiệt độ, độ pH…phù hợp giúp cho vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter sinh trưởng tốt, từ đó tham gia vào quá trình oxy hóa để khử Amonia thành Nitrat. Nồng độ oxy hòa tan phải phải duy trì dược ở mức dưới 0.25g/l.
  • Quá trình sinh học tại bể hiếu khí: Bể hiếu khí chứa bùn hoạt tính có nhiệm vụ loại bỏ hết BOD và nitrat còn lại ở bể hiếu khí trước. Khi chuyển sang bể hiếu khí, phản ứng nitrat không thể xảy ra do thiếu carbon. Lúc này, tốc độ loại bỏ hết BOD sẽ diễn ra từ từ cho đến khi hết hoàn toàn. 

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ AAO và AO 

Công nghệ AO

Công nghệ xử lý nước thải sinh học AO mang nhiều ưu điểm nổi bật như: 

 Ưu điểm:

  • Hệ thống xử lý nước được xây dựng đơn giản cho nên tiết kiệm tối đa chi phí.
  • Loại bỏ được hoàn toàn những chất hữu cơ nguy hiểm như Nitơ, phốt pho.
  • Vận hành ổn định với cơ chế tự động hóa nên hiệu quả lọc nước cao.
  • Hệ thống trang thiết bị, máy móc dễ dàng sửa chữa và bảo trì.

Nhược điểm:

Công nghệ xử lý nước thải AO cũng vẫn có một số hạn chế nhất định:

  • Cần chất lượng nước đầu vào ổn định.
  • Hàm lượng Phốt pho có thể không được loại bỏ hoàn toàn.

Công nghệ AAO

Ưu điểm: 

Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO mang lại nhiều lợi ích vượt trội:

  • Có thể xử lý được tất cả các chất thải, hợp chất có trong nước.
  • Tiết kiệm chi phí lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Tạo ra năng lượng Biogas để ứng dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
  • Sản phẩm bùn lắng chất lượng tốt.
so-sanh-cong-nghe-aao-va-ao-3
Công nghệ xử lý nước thải AAO có thể loại bỏ được hết những tạp chất hữu cơ có trong nước

Nhược điểm:

  • Yêu cầu khu vực thiết kế, lắp đặt hệ thống có diện tích lớn.
  • Chất lượng nước đầu ra chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ pH, nồng độ bùn…
  • Quy trình vận hành khá phức tạp, gồm nhiều thao tác khác nhau.

So sánh công nghệ AAO và AO 

Bảng so sánh công nghệ AAO và AO chi tiết

Tiêu chí so sánh Công nghệ AAO Công nghệ AO
Hệ vi sinh vật tham gia 3 nhóm vi sinh vật bao gồm kị khí, yếm khí và hiếu khí Gồm 2 nhóm là thiếu khí và hiếu khí
Nguyên lý xử lý nước thải thải Gồm 3 quá trình bao gồm: Bể kỵ khí (Anaerobic) – Bể thiếu khí (Anoxic) – Bể hiếu khí (Oxic)  Gồm 2 quá trình: Bể thiếu khí (Anoxic) – Bể hiếu khí (Oxic)
Khả năng xử lý nước thải Có thể xử lý được tất cả các loại nước thải kể cả nước thải bị ô nhiễm nặng. Phù hợp xử lý nước thải bị ô nhiễm vừa phải, nồng độ ô nhiễm thấp, ít hợp chất.
Hợp chất bị loại bỏ Chất hữu cơ, khí ni tơ, phốt pho Chất hữu cơ, phốt pho và ni tơ.
Khả năng tạo năng lượng Khí Biogas Không tạo năng lượng
Chuyên môn vận hành Đòi hỏi kỹ thuật vận hành cao. Không đòi hỏi chuyên môn khi vận hành

Yếu tố lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp

Việc lựa chọn công nghệ phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải là AAO hay AO còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:

  • Chất lượng đầu vào của nước thải: Nếu nước thải cần xử lý là nước thải bình thường, nồng độ chất hữu cơ, phốt pho, nito thấp thì nên sử dụng công nghệ AO.
  • Chất lượng nước thải sau khi đã xử lý: Nếu cần loại bỏ nhiều hợp chất trong nước thải, yêu cầu chất lượng nước cao trước khi xả thải ra môi trường thì công nghệ AAO là lựa chọn thích hợp hơn.
  • Không gian lắp đặt: Nếu không gian lắp đặt hệ thống xử lý nước thải lớn thì nên chọn công nghệ AAO.
  • Chi phí: Nếu bạn đang quan tâm đến chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành thì hãy lựa chọn công nghệ AO.
so-sanh-cong-nghe-aao-va-ao-4
Lựa chọn công nghệ AAO hay AO còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài chính, không gian, chất lượng nước…

Sau khi so sánh công nghệ aao và ao chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm đặc trưng. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải nào là tùy thuộc vào yêu cầu của từng dự án cụ thể. Nếu khách hàng vẫn đang phân vân về hai công nghệ này, hãy liên hệ với Môi Trường Song Phụng để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

>>> Tham khảo dịch vụ tại Thiết bị ngành nước Song Phụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *