Nước cứng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng trong gia đình và công nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, hệ thống làm mềm nước cứng trở thành giải pháp hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng Song Phụng tìm hiểu về cấu tạo và cách hoạt động chi tiết của hệ thống làm mềm nước cứng.
Hệ thống làm mềm nước cứng là gì?
Hệ thống làm mềm nước cứng là quá trình loại bỏ các khoáng chất như canxi và magie ra khỏi nguồn nước bằng cách ứng dụng phương pháp trao đổi ion. Hệ thống này thường được kết hợp với các thiết bị và vật liệu lọc nước phù hợp để đạt hiệu quả xử lý nước cứng tối ưu, từ đó góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước.
Sau khi được làm mềm, nước sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị và đường ống nước bằng cách loại bỏ các cặn bám. Đồng thời, việc tẩy rửa cũng trở nên dễ dàng hơn do xà phòng sẽ tạo ít bọt trong môi trường nước mềm.
Cấu tạo của hệ thống làm mềm nước cứng
Hệ thống làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion có cấu tạo khá đơn giản. Nhờ sự kết hợp của các bộ phận cấu tạo, hệ thống làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion có thể hoạt động một cách hiệu quả, đem lại chất lượng nguồn nước tối ưu. Cụ thể, cấu tạo của một hệ thống làm mềm nước cứng gồm các thành phần dưới đây.
Cột lọc Composite
Được thiết kế với kích thước tương ứng với nhu cầu sử dụng và công suất hoạt động của hệ thống. Đặc biệt, cột lọc composite có độ bền cao, chống chịu ăn mòn tốt nhờ được chế tạo từ các sợi thủy tinh tổng hợp.
Autovalve điện tử
Thiết bị này có cấu tạo nhỏ gọn, cho phép tự động sục xả và hoàn nguyên hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
Các thiết bị khác
- Bộ phận điều khiển tự động: Thiết kế đơn giản, cho phép hệ thống hoạt động một cách tự động, tối ưu hóa quá trình vận hành và giảm tối đa sự can thiệp của con người.
- Vật liệu lọc: Sử dụng hạt nhựa trao đổi ion để thay thế các ion gây cứng nước như canxi, magie bằng các ion mới an toàn với sức khỏe con người.
- Bình chứa muối tái sinh và hệ thống van đóng mở nguồn nước: Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm mềm nước, tái sinh vật liệu lọc và kiểm soát nguồn nước đầu vào.
Xem thêm chi tiết: Dấu hiệu nhận biết và cách đo độ cứng của nước chính xác
Lợi ích của thiết bị làm mềm nước cứng
Các hệ thống làm mềm nước cứng đã mang lại những lợi ích đáng kể trong việc bảo vệ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của các thiết bị gia dụng và sản xuất:
- Kéo dài tuổi thọ của đường ống nước và các thiết bị gia dụng.
- Hệ thống xử lý nước cứng loại bỏ các ion kim loại Ca2+ và Mg2+ có trong nước, giúp ngăn ngừa sự tích tụ cặn bám và ăn mòn thiết bị.
- Cải thiện sức khỏe da và tóc: Nước mềm giúp da và tóc trở nên mềm mượt, chắc khỏe hơn, nhờ vào việc giảm thiểu các chất khoáng có trong nước cứng.
- Bảo vệ quần áo: Nước mềm giúp quần áo trở nên mềm mại và giữ màu sắc lâu hơn, do hạn chế được sự ăn mòn và phai màu do các khoáng chất.
- Tăng hiệu quả giặt giũ và vệ sinh: Khi sử dụng nước mềm, lượng xà phòng cần thiết để giặt rửa sẽ ít hơn, đồng thời tạo ra nhiều bọt hơn, giúp vệ sinh hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với nhà bếp, nhà vệ sinh và bồn tắm.
Quy trình hoạt động của hệ thống làm mềm nước cứng
Hệ thống làm mềm nước cứng hoạt động thông qua quy trình trao đổi ion nhằm loại bỏ các ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) có trong nước. Quá trình này diễn ra trong các cột lọc chứa vật liệu trao đổi ion, thường là các hạt nhựa, với áp suất vận hành từ 1,5 đến 2,5 bar.
Khi nước cứng đi qua cột lọc, các ion Ca2+ và Mg2+ sẽ được trao đổi với ion natri (Na+) có trong vật liệu lọc. Điều này làm giảm độ cứng của nước, tạo thành nước mềm có thể sử dụng.
Sau một thời gian sử dụng, các hạt trao đổi ion sẽ bão hòa với các ion khoáng chất, cần được tái sinh. Quá trình tái sinh này được thực hiện bằng cách bơm dung dịch muối bão hòa vào các cột lọc. Dung dịch muối sẽ loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ đã trao đổi, đồng thời bổ sung lại ion Na+ cho vật liệu lọc.
Quá trình lọc
Nước cứng được đưa vào cột lọc, trong đó chứa các vật liệu lọc là những hạt trao đổi ion. Các ion canxi và magie sẽ được các hạt này hấp thụ và loại bỏ khỏi nước, giúp chuyển đổi nước cứng thành nước mềm.
Rửa ngược
Sau một thời gian sử dụng, các vật liệu lọc sẽ bị bão hòa và cần được rửa sạch. Quá trình rửa ngược được thực hiện để loại bỏ các cặn bám trên bề mặt của các hạt trao đổi ion và thành cột lọc. Nước thải từ quá trình này sẽ được xả ra ngoài.
Bổ sung nước vào thùng muối
Để tái sinh các vật liệu lọc, dung dịch muối bão hòa sẽ được bơm vào các cột lọc. Quá trình này sẽ làm sạch và bổ sung Na+ cho các hạt trao đổi ion.
Quá trình tái sinh hoàn nguyên
Nước sẽ được đưa vào bể lọc và trải qua quá trình rửa muối, nhằm loại bỏ các ion canxi và magie đã được hấp thụ trong quá trình lọc trước đó. Sau khi hoàn thành, nước sẽ được thải ra bể chứa.
Quá trình rửa xuôi hay xả bỏ nước muối
Nước từ các quá trình trước đó sẽ được bơm vào cột lọc và cuối cùng quay trở lại thùng chứa muối để tái sử dụng.
Tìm hiểu thêm các phương pháp làm mềm nước khác:
Lắp đặt hệ thống làm mềm nước tại Song Phụng
Làm mềm nước cứng sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất, từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bảo vệ các thiết bị, vật dụng khỏi các ảnh hưởng có hại từ các khoáng chất với nồng độ cao trong nước.
Để lắp đặt hệ thống làm mềm nước chất lượng, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí, quý khách hàng nên liên hệ đến các đơn vị chuyên môn. Song Phụng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công và lắp đặt các thiết bị ngành nước luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ lắp đặt hệ thống làm mềm nước cũng như nhiều thiết bị xử lý nguồn nước khác nhanh chóng và hiệu quả.
Hotline: 0913 9072 74 – 0984 620 494
Hoặc tham khảo khảo: