Công nghệ xử lý nước thải AO là gì?” là câu hỏi đươc nhiều người đặt ra khi nghe đến các công nghệ xử lý nước thải hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng Môi trường Song Phụng khám phí chi tiết về nguyên lý hoạt động, ưu điểm, ứng dụng, … của công nghệ này vào đời sống nhé. 

Công nghệ xử lý nước thải AO là gì?

AO là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay, có thể loại bỏ các chất độc hại trong nước thải như: Nitơ, photpho, … Công nghệ AO được thiết kế với 2 bể chính đó là bể hiếu khí và thiếu khí, tương ứng với quá trình nitrat hóa ở bể hiếu khí và khử nitrat hóa ở bể thiếu khí.

Không chỉ là giải pháp tối ưu để xử lý nước thải sinh hoạt, công nghệ này còn có thể xử lý nước thải tại: khu đô thị, bệnh viện, ngành chế biến thuỷ hải sản, …

Công nghệ AO (Anoxic – Oxic)
Công nghệ AO (Anoxic – Oxic)

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AO trong xử lý nước thải

Công nghệ AO xử lý nước thải dựa trên 2 phân vùng chính đó là: hiếu khí và thiếu khí. Dưới đây là chi tiết về bể:

Bể thiếu khí (Anoxic)

Bể thiếu khí được tạo sau bể hiếu khí. Quá trình thực hiện sẽ tạo ra nitrate, sau đó chúng sẽ được đưa về bể thiếu khí. Do quá trình thiếu khí xảy ra trước bể hiếu khí, nên phương pháp này còn được gọi là khử nitrat thiếu khí trước.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ AO trong xử lý nước thải
Nguyên lý hoạt động của công nghệ AO trong xử lý nước thải

Bể hiếu khí (Oxic)

Sau khi nitrate được xử lý trong bể thiếu khí, nước thải sẽ tiếp tục vào bể hiếu khí. Tại đây sẽ xảy ra quá trình khử nitrat, trong đó, BOD sẽ tiến hành bị loại bỏ ở bể hiếu khí trước. Khi chuyển sang bể thiếu khí, nó sẽ không còn đủ các bon dành cho phản ứng khử nitrat. Tốc độ loại bỏ BOD sẽ diễn ra chậm hơn so với quy trình thiếu khí trước đó.

Ưu điểm của công nghệ AO

Công nghệ xử lý nước thải AO mang lại nhiều lợi ích vượt trội như sau:

  •  Loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thải và các chất dinh dưỡng như Nitơ, photpho, …
  • Tiết kiệm chi phí bởi hệ thống xử lý được xây dựng đơn giản, dễ dàng.
  • Hiệu quả cao với khả năng vận hành ổn định, cơ chế tự động hoá.
  • Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng máy móc, các trang thiết bị.
Ưu điểm của công nghệ AO
Ưu điểm của công nghệ AO

Ứng dụng của công nghệ AO

Công nghệ AO là giải pháp được hiệu quả nhằm loại bỏ các chất hữu cơ, chất thải trong nước, đồng thời tối ưu chi phí và công sức. Cụ thể, công nghệ này được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Xử lý nước thải từ nhà hàng, các tòa nhà: Công nghệ AO giúp xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp, giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu và duy trì hệ thống hiệu quả.
  • Nước thải y tế và phòng khám: Công nghệ AO không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật và khả năng tự động hoá tốt, đặc biệt phù hợp cho các đơn vị quản lý nước thải sinh hoạt.
Ứng dụng của công nghệ AO
Ứng dụng của công nghệ AO

Giải pháp nào được dùng thay thế công nghệ AO trong xử lý nước thải?

Công nghệ AAO (Anoxic – Aerobic – Oxic) cũng là giải đáp nhằm thay thế cho công nghệ AO nhằm xử lý những chất thải có mức độ ô nhiễm cao. Đặc biệt là những loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ (COD/BOD) cao và nặng như: nước thải ngành dệt may, sản xuất giấy, …

Công nghệ AAO là giải pháp thay thế cho công nghệ AO
Công nghệ AAO là giải pháp thay thế cho công nghệ AO

Một số ưu điểm vượt trội của công nghệ AAO:

  • Công nghệ AAO có thể xử lý được những loại nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao.
  • Hiệu suất xử lý cao kể cả những nguồn nước ô nhiễm nặng.
  • Công nghệ AAO có tính linh hoạt và dễ dàng xử lý đa dạng loại nước thải.

Nhược điểm của công nghệ AAO:

  • Yêu cầu chi phí đầu tư xây dựng hệ thống lọc cao.
  • Công nghệ AAO đòi hỏi nhân viên vận hành phải có kiến thức và kỹ năng cao.
  • Diện tích xây dựng hệ thống lớn, tốn kém nhiều chi phí.

Nghiên cứu thêm:

Một số vấn đề thường gặp khi tiến hành vận hành công nghệ AO

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO sẽ gặp một số vấn đề như sau:

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp
1. Bùn nổi trên bề mặt bể lắng Vi sinh vật dạng sợi (Filamentous) chiếm nhiều trong bùn Sử dụng một chiếc kính hiển vi để kiểm tra vi sinh vật dạng sợi – Tăng lượng khí thổi vào bể sinh học hiếu khí để DO ≥ 3 mg/L.

– Giảm F/M.

– Tăng thời gian hồi lưu bùn, giảm hoặc dừng thải bùn.

– Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để đạt tỷ số BOD:N

= 100:5:1.

– Tăng pH đến 7.

Quá trình Denification xảy ra trong bể lắng thứ cấp, Nitơ xâm nhập vào bùn Kiểm tra nồng độ Nitrat đầu vào bể lắng – Tăng tốc độ bơm bùn dư.

– Tăng DO trong bể.

– Tăng F/M.

– Giảm lưu lượng nước thải nếu cần.

2. Nước thải sau xử lý đục Bể sinh học hiếu khí khuấy trộn quá mạnh Kiểm tra DO – Giảm khuấy trộn trong bể sinh học hiếu khí.
Bùn già Kiểm tra bùn – Tăng hàm lượng thải bùn, giảm bùn hồi lưu.
Tình trạng yếm khí xảy ra trong bể sinh học hiếu khí Kiểm tra DO – Tăng DO bên trong bể sinh học hiếu khí ≥ 3 mg/L.
3. Bùn trong bể sinh học hiếu khí có màu đen Sự thông khí không đủ, tạo ra vùng chết và bùn nhiễm khuẩn thối Kiểm tra DO bên trong bể sinh học hiếu khí – Kiểm tra thiết bị thổi khí.

– Tăng công suất của thiết bị thổi khí.

4. Lớp sóng bọt trắng dày tích tụ trong bể sinh học hiếu khí MLSS quá thấp Kiểm tra MLSS – Giảm lượng bùn thải, tăng hồi lưu bùn.
Sự có mặt của chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học Kiểm tra mức MLSS và các nguồn thải chứa chất hoạt động bề mặt – Giám sát và điều chỉnh các nguồn thải có thể chứa chất hoạt động bề mặt.
5. Nồng độ pH bên trong bể sinh học thiếu khí và hiếu khí < 6,7 Nước thải có tính acid cao đi vào hệ thống Kiểm tra pH dòng vào – Tăng lưu lượng bơm kiềm vào ngăn trộn.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau giải đáp “công nghệ xử lý nước thải AO là gì”. Công nghệ AO với hiệu quả vượt trội, chi phí thấp chính là lựa chọn hoàn hảo nguồn nước thải và bảo vệ môi trường. Nếu còn có bất kỳ vướng mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết của Môi trường Song Phụng để được giải đáp chi tiết nhé!

Tìm hiểu thêm về các công nghệ xử lý nước thải:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *