Nước cứng tạm thời là loại nước cứng có thể xử lý bằng cách đun sôi hoặc sử dụng chất làm mềm. Các chất làm mềm nước cứng tạm thời hoạt động dựa trên nguyên tắc kết hợp cùng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước, tạo thành các hợp chất tan được hoặc cặn dưới đáy. Vậy có những chất làm mềm nước cứng tạm thời nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu top 5 chất làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả, tối ưu nhất hiện nay.
Nước cứng tạm thời là gì?
Nước cứng được hiểu là tình trạng của nước có chứa khoáng chất như: Canxi, magie ở mức độ cao. Khi nước chảy qua đất và đá, nó sẽ hấp thụ các khoáng chất này khiến cho nước trở nên cứng.
Về nước cứng tạm thời, bạn có thể hiểu đơn giản là chúng ta có thể làm giảm độ cứng của nước hoặc loại bỏ hoàn toàn nhờ các phương pháp xử lý. Mặc dù vậy, nước vẫn có thể trở nên cứng lại nếu tiếp tục tiếp xúc với khoáng chất trên.
Tác hại của nước cứng tạm thời
Việc sử dụng nước cứng tạm thời lâu ngày gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe , đời sống của chúng ta. Cụ thể:
Đối với sức khỏe con người
Trong nước cứng tạm thời có chứa muối Bicarbonate, khu chúng ta sử dụng nước để nấu nước uống, thức ăn thì chúng sẽ chuyển hoá thành muối Carbonat. Loại muối này không tan, tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng sỏi thận cho người sử dụng.
Ngoài ra, việc sử dụng nước cứng để sinh hoạt hằng ngày cũng khiến cho da, tóc, … bị tổn thương. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nên các bệnh ngoài da.
Đối với sinh hoạt hàng ngày
Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, nước cứng cũng ảnh hưởng đến các đồ dùng như nồi nhôm, nồi inox, bình nóng lạnh, … Khi đó, các cặn bẩn trong nước cứng sẽ bám vào đáy và xung quanh thành nồi, gây khó khăn cho quá trình vệ sinh. Không những vậy, chúng còn làm cho đồ dùng nhanh hư bởi bị bào mòn.
Nếu dùng nước cứng để nấu ăn có thể làm thay đổi hương vị của thực phẩm, khiến thức ăn mất đi vị ngon tự nhiên bởi sự xuất hiện của CaCO3.
Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như sản xuất thực phẩm, việc sử dụng nguồn nước cứng để phục vụ sản xuất có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng món. Khi đó, các thực phẩm bị thay đổi ổi hương vị, màu sắc, kết cấu và xuất hiện mùi khó chịu hoặc bị đổi màu.
Dấu hiệu nhận biết nước cứng tạm thời
Bạn dễ dàng nhận biết nguồn nước nhà mình có phải là nước cứng không thông qua các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện vảy ố tích tụ trên vòi nước.
- Các vòi nước, đường ống dẫn nước thường xuyên bị tắc nghẽn.
- Quần áo sau khi giặt sờ vào có cảm giác thô ráp, xỉn màu.
- Bột giặt, nước rửa chén, … không thể tạo bọt.
- Quan sát dưới đáy nồi, chén kim loại có cặn phấn trắng, đốm, …
- Da và tóc bị khô.
- Khi đun nước sôi, đáy nồi có một lớp cặn.
- Khi dùng nước cứng để pha trà, cà phê, … sẽ xuất hiện một lớp váng mỏng.
- Nước đá làm từ nước cứng sẽ có màu đục và nhanh tan.
Hoặc bạn có thể sử dụng: Thiết bị kiểm tra chất lượng nước để xác định nước cứng
Các chất làm mềm nước cứng tạm thời
Những chất nào làm mềm nước cứng tạm thời? Ta sẽ sử dụng 5 chất sau đây:
Vôi tôi – Ca(OH)2
Vôi tôi (Ca(OH)2) khi hòa tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch có tính kiềm cao (pH lớn). Chất này có khả năng làm kết tủa các ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) dưới dạng CaCO3 và Mg(OH)2. Các kết tủa này không tan trong nước và sẽ lắng xuống đáy. Khi đó, bạn sẽ thu được phần nước mềm ở trên. Cặn bẩn sẽ được loại bỏ bằng cách kết bông, lắng và lọc để tạo ra nguồn nước sạch.
Soda (muối Na2CO3)
Chất làm mềm nước cứng tạm thời tiếp theo mà bạn có thể sử dụng đó là soda. Khi cho soda vào nước, chúng sẽ phản ứng với ion Mg2+, Ca2+ tạo thành các kết tủa là CaCO3, Mg(OH)2 lắng xuống dưới đáy.
Tuy nhiên, việc sử dụng soda để làm mềm nước cứng có thể tạo ra ion Na+, ion này cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bari Hydroxit Ba(OH)2
Tiếp theo, ta sẽ sử dụng Ba(OH)2 ở dạng bột màu trắng để xử lý nước cứng tạm thời. Dung dịch này sẽ phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng tạm thời, tạo ra các kết tủa không tan là Ca(OH)2 và Mg(OH)2. Các kết tủa này sẽ lắng xuống đáy, giúp làm mềm nước. Bạn cần lưu ý sử dụng Ba(OH)2 có độ tinh khiết cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Xem chi tiết phương pháp: Làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion
Natri Hydroxit NaOH
NaOH hay natri hydroxide cũng có khả năng phản ứng với các ion Ca2+ và Mg2+, tạo ra kết tủa Mg(OH)2 và Ca(OH)2. Sau phản ứng, các chất này sẽ lắng xuống làm xuống và làm mềm nước cứng.
NaOH có thể phản ứng ngay lập tức nên cách này khá dễ thực hiện. Tuy nhiên, nước sau khi xử lý sẽ có vị mặn, không phù hợp với người ăn nhạt.
Natri phosphat Na3PO4
Cuối cùng, Na3PO4 cũng là chất dùng để làm mềm nước cứng tạm thời hiệu quả. Phản ứng giữa Na3PO4 và các ion Ca2+, Mg2+ tạo ra các kết tủa tan trong nước (Mg3(PO4)2, Ca3(PO4)2). Do đó ít tạo cặn hơn so với các phương pháp sử dụng vôi tôi hoặc Ba(OH)2.
Hơn nữa, Na3PO4 không chứa Natri, không ảnh hưởng đến chất lượng nước. Điều này phù hợp với những ai đang trong có chế độ ăn hạn chế Natri. Mặc dù vậy, Na3PO4 có giá thành khá cao so với vôi tôi hay soda.
Tìm hiểu thêm: 4 chất làm mềm nước cứng vĩnh cửu an toàn, hiệu quả nhất
Tóm lại, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý nước cứng tạm thời bằng các chất làm mềm. Các chất làm mềm nước cứng tạm thời thường được sử dụng như: Vôi tôi, soda, bari hydroxit, … Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp để xử lý nguồn nước cứng một cách triệt để, đảm bảo sử dụng nguồn nước an toàn cho cả gia đình nhé.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng: