Các chất gây ô nhiễm nguồn nước là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường. Các yếu tố như hóa chất độc hại, vi khuẩn, kim loại nặng và rác thải đang làm suy giảm chất lượng nước sạch. Hãy cùng Môi Trường Song Phụng tìm hiểu ngay 10 chất gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến và có biện pháp bảo vệ phù hợp.

Các chất gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến hiện nay

Do hoạt động của con người và các yếu tố tự nhiên, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm bởi nhiều loại chất khác nhau. Dưới đây là một số chất gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến hiện nay:

Mangan (Mn) và Sắt (Fe)

Mangan và sắt là hai chất gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu xuất phát từ sự rửa trôi khoáng chất tự nhiên hoặc rò rỉ từ hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. 

Chất thải mangan và sắt
Chất thải mangan và sắt

Nước chứa mangan thường có màu vàng hoặc đen, nếu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong khi nước chứa sắt có màu vàng nâu, mùi tanh và làm ố bề mặt vật dụng. 

Đồng (Cu)

Đồng (Cu) thường xuất hiện trong nước từ khoáng chất tự nhiên, hoạt động công nghiệp, hoặc sự ăn mòn của ống dẫn nước. Khi nồng độ cao, nước nhiễm đồng có vị kim loại, màu xanh lục trong nước và nếu sử dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến gan, thận, hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc với triệu chứng đau bụng, nôn mửa. 

Nồng độ đồng trong nước vượt quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến sinh vật trong nước
Nồng độ đồng trong nước vượt quá mức thì sẽ ảnh hưởng đến sinh vật trong nước

Hydrogen Sulfide (H2S)

Hydrogen Sulfide (H₂S) là một khí có mùi trứng thối, xuất hiện trong nước ngầm do phân hủy chất hữu cơ hoặc hoạt động của vi khuẩn. Nước nhiễm H₂S gây mùi khó chịu, ăn mòn đường ống và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc lâu dài. 

Canxi (Ca)

Nước nhiễm canxi, hay còn gọi là nước cứng, là tình trạng nước chứa hàm lượng canxi và magie cao. Khi nước tiếp xúc với đá vôi hoặc các loại đá chứa canxi, magie, các khoáng chất này sẽ hòa tan vào nước, làm tăng độ cứng của nước.

Bạn có thể nhận biết nước nhiễm canxi qua các dấu hiệu như cặn trắng bám vào đáy ấm, nồi, ít bọt và làm giảm hiệu quả của xà phòng, thường xuất hiện các vệt trắng trên bề mặt gương, vòi nước, đường ống…

Tình ống nước bị nhễm canxi
Tình ống nước bị nhễm canxi

Natri clorua (NaCl)

Nước thải nhiễm NaCl là nước thải có hàm lượng muối NaCl vượt quá ngưỡng cho phép, thường xảy ra do các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt hoặc tự nhiên.

Nguyên nhân chất gây ô nhiễm nguồn nước NaCl có trong nước thải có thể là do các hoạt động công nghiệp từ nhà máy hóa chất, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm… xả thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc do xâm nhập mặn từ biển vào các nguồn nước ngọt ven biển.

Nước bị ô nhiễm do natri clorua gây ra
Nước bị ô nhiễm do natri clorua gây ra

Khoáng sản và hóa chất khác

Ngoài natri clorua (NaCl), còn rất nhiều khoáng sản và hóa chất khác có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

  • Chì (Pb): Thường có trong pin, sơn, và các sản phẩm công nghiệp. Khi xả thải vào nguồn nước, chì tích tụ trong cơ thể, gây tổn hại hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Thủy ngân (Hg): Có trong pin, đèn huỳnh quang, và một số loại thuốc trừ sâu. Thủy ngân gây tổn hại hệ thần kinh, thận và tim.
  • Cadimi (Cd): Thường có trong pin, sơn, và phân bón. Cadimi gây tổn hại thận và có thể gây ung thư.
  • Asen (As): Có trong đất, nước ngầm, và một số loại thực phẩm. Asen gây ung thư da, bàng quang và phổi.
  • Pesticide: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm… khi sử dụng không đúng cách sẽ ngấm vào nguồn nước, gây hại cho sinh vật thủy sinh và con người

Bụi bẩn 

Bụi bẩn là một chất gây ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu đến từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, giao thông và khí quyển. Khi bụi bẩn rơi vào nước, nó có thể làm giảm chất lượng nước, gây đục và làm tắc nghẽn hệ thống lọc. 

Bụi bẩn từ đường là nguyên nhân gây ô nhiễm nước
Bụi bẩn từ đường là nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Không khí

Không khí ô nhiễm cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đặc biệt khi các chất ô nhiễm trong không khí như khí thải công nghiệp, CO2 và các chất hóa học khác rơi xuống nước mưa. 

Các chất này làm thay đổi pH của nước, gây ra hiện tượng acid hóa, ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và làm giảm chất lượng nước uống. Nước mưa nhiễm không khí ô nhiễm có thể chứa các kim loại nặng và hợp chất độc hại.

Các hạt vô cơ và hữu cơ lơ lửng 

Các hạt vô cơ bao gồm đất sét, cát, bụi, các hạt kim loại… còn hạt hữu cơ sẽ bao gồm các mảnh vụn thực vật, động vật, phân bón, chất hữu cơ phân hủy… Đây là những chất ô nhiễm phổ biến, thường xuất hiện từ các hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp hoặc từ các nguồn thải sinh hoạt. 

Các hạt vô cơ và hữu cơ lơ lửng tồn tại trong nước
Các hạt vô cơ và hữu cơ lơ lửng tồn tại trong nước

Những hạt này có thể gây đục nước, làm giảm khả năng quang hợp của thực vật dưới nước và ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh. Ngoài ra, chúng còn có thể mang theo các chất độc hại như kim loại nặng, vi khuẩn và virus, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Nitrat

Nitrat là một chất ô nhiễm phổ biến trong nguồn nước, thường xuất phát từ việc sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp, nước thải sinh hoạt hoặc các hoạt động công nghiệp.

Khi nồng độ nitrat trong nước vượt quá mức an toàn, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em, như bệnh “blue baby syndrome” (suy hô hấp do thiếu oxy). Nitrat cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh và chất lượng nước uống.

Vi khuẩn Coliform

Vi khuẩn Coliform là một nhóm vi khuẩn phổ biến trong nước, đặc biệt là trong nước thải chưa qua xử lý hoặc nước bị ô nhiễm từ phân động vật và con người. Sự hiện diện của vi khuẩn Coliform trong nước cho thấy có nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh tiêu chảy, tả và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác. 

Vi khuẩn Coliform tồn tại trong nước thải
Vi khuẩn Coliform tồn tại trong nước thải

Nước nhiễm Coliform có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là với trẻ em và người già. Theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam, nước uống đạt chuẩn an toàn cần có chỉ số Coliform tổng dưới 3 MPN/100mL và không được chứa vi khuẩn E. coli.

Tác hại của ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Đối với sức khỏe của con người

Ô nhiễm nguồn nước gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, như:

  • Nước ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ, thương hàn, viêm gan A, thậm chí ung thư đường ruột.
  • Tiếp xúc với nước ô nhiễm có thể gây ra các bệnh ngoài da như viêm da, nấm, ghẻ, lở loét.
  • Các chất độc hại như kim loại nặng và hóa chất có thể tích tụ trong cơ thể, gây hại lâu dài và dẫn đến ung thư. 
  • Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại trong nước ô nhiễm làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh khác.
  • Việc sử dụng nước ô nhiễm để ăn uống, tắm rửa có thể gây ra suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ đặc biệt là ở trẻ em.
Ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây ra tình trạng viêm da

>>> Tìm đọc: Quy trình chi tiết hệ thống xử lý nước thải xà phòng

Đối với môi trường

Các chất gây ô nhiễm nguồn nước cũng gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, cụ thể:

  • Làm suy giảm chất lượng hệ sinh thái thủy sinh
  • Các chất ô nhiễm như kim loại nặng, vi khuẩn và hóa chất có thể làm chết các loài thủy sinh, giảm đa dạng sinh học và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
  • Ảnh hưởng đến đất và cây cối, làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp và gây tổn hại cho môi trường tự nhiên. 
  • Một số chất gây ô nhiễm nước có thể gây ra hiệu ứng nhà kính, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tình trạng đất nhiễm mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng
Tình trạng đất nhiễm mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng

4 Cách để xác định tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Sử dụng thiết bị đo cầm tay

Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt an toàn và đạt chuẩn, việc kiểm tra chất lượng nước thường xuyên là rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng các thiết bị đo cầm tay chuyên dụng để tự kiểm tra chất lượng nước tại nhà một cách đơn giản và chính xác, bao gồm:

  • Máy đo TDS – M6: Dùng để đánh giá tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước.
  • Máy đo EC: Xác định độ dẫn điện, phản ánh mức ion hòa tan.
  • Máy đo pH: Kiểm tra mức độ axit hoặc kiềm trong nước.
  • Máy so màu Colorimeter: Đo lường nồng độ các chất ô nhiễm dựa trên phản ứng màu sắc.
chat-gay-o-nhiem-nguon-nuoc-18
Bút đo TDS M6

Những thiết bị này cho kết quả nhanh chóng, chính xác, giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe gia đình.

Sử dụng bộ kit thử nước tại gia

Hiện nay thị trường có bán các bộ dụng cụ thử nước siêu đơn giản, giúp bạn tự kiểm tra nhanh các chỉ số của nước: pH (đo độ axit/kiềm của nước), độ cứng (hàm lượng canxi, magie), clo thừa,..

>>> Tham khảo: Ứng dụng quá trình Anammox mới trong xử lý nước thải hiện nay

Lấy mẫu nước đi phân tích

Đây chính là cách đáng tin cậy và có mức độ chính xác nhất để xác định hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước. Chỉ cần lấy mẫu nước theo đúng quy trình và gửi đến các phòng thí nghiệm chuyên phân tích nước (Pasteur, Quatest, …) nhằm kiểm tra:

  • Vi sinh (coliform, e.coli,…)
  • Kim loại nặng
  • Hóa chất độc hại
  • Các ion và khoáng chất khác.
Hãy mang mẫu nước đến các đơn vị có chuyên gia kiểm tra, đánh giá
Hãy mang mẫu nước đến các đơn vị có chuyên gia kiểm tra, đánh giá

Liên hệ cơ quan cấp nước tại địa phương

Nếu sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước, thì hãy liên hệ với cơ quan cấp nước gần bạn để được cung cấp thông tin về chất lượng nguồn nước. Ở đây, họ sẽ có trách nhiệm thực hiện quan trắc định kỳ và công bố các chỉ tiêu chất lượng nước.

Một số phương pháp để loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nguồn nước

Phương pháp xử lý nước hộ gia đình

Để loại bỏ các chất gây ô nhiễm nguồn nước tại hộ gia đình. Thì phương pháp này sử dụng các thiết bị lọc nước như bộ lọc cặn, bộ lọc than hoạt tính, hoặc hệ thống lọc RO (ngược thẩm thấu) để loại bỏ vi khuẩn, kim loại nặng, hóa chất và các tạp chất khác. 

Xử lý nguồn nước giúp cải thiện sức khỏe gia đình
Xử lý nguồn nước giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm nguồn nước

Các thiết bị này giúp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, làm sạch nước uống và bảo vệ sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, các hệ thống này cần được bảo trì định kỳ và thay thế các bộ lọc khi cần thiết.

Phương pháp xử lý nguồn nước tập trung

Phương pháp xử lý nguồn nước tập trung là quá trình thu gom nước thải từ nhiều nguồn khác nhau (như khu dân cư, nhà máy, bệnh viện…) về một nhà máy xử lý trung tâm để làm sạch trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. 

Phương pháp này đảm bảo hiệu quả cao trong việc xử lý chất gây ô nhiễm nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quá trình này bao gồm nhiều bước như lắng đọng, lọc cát, khử trùng bằng clo hoặc ozon, và thậm chí sử dụng phương pháp ngược thẩm thấu (RO) để loại bỏ các chất ô nhiễm. 

Hệ thống xử lý nước tập trung được ứng dụng phổ biến
Hệ thống xử lý nước tập trung hạn chế chất gây ô nhiễm nguồn nước

Xử lý nước tập trung không chỉ giúp đảm bảo nguồn nước sạch cho cộng đồng mà còn duy trì chất lượng nước sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và công nghệ, đồng thời cần có quy trình giám sát và bảo trì thường xuyên.

Bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền giáo dục

Tuyên truyền giáo dục giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ nguồn nước, khuyến khích các hành động giảm thiểu ô nhiễm và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững. Việc kết hợp giữa bảo vệ nguồn nước và giáo dục cộng đồng sẽ góp phần tạo ra môi trường sống lành mạnh.

Tuyên truyền và giáo dục bảo vệ nguồn nước
Tuyên truyền và giáo dục bảo vệ nguồn nước

Chất gây ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống. Các chất như mangan, sắt, nitrat,… cần được xử lý triệt để để đảm bảo nguồn nước an toàn. Môi Trường Song Phụng cung cấp thiết bị kiểm tra nước chính hãng, giúp bạn dễ dàng kiểm soát chất lượng nước. Liên hệ ngay qua hotline 0913 097 274 để được tư vấn nhanh chóng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *