Biến đổi khí hậu đang gây ra các vấn đề nghiêm trọng như hạn hán, mực nước biển dâng cao dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các khu vực ven biển. Tác động gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống. Mặc dù trái đất có 97% là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt nhưng hiện nay nước nhiễm mặn đang làm giảm lượng nước ngọt đáng kể ở nhiều tỉnh thành Việt Nam. Trong bài viết này, Môi Trường Song Phụng chia sẻ tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là hiện tượng mà nồng độ muối hòa tan, chủ yếu là NaCl vượt quá mức quy định (> 300 mg/lít) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Độ mặn này thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt), phần triệu (ppm), phần trăm (%) hoặc g/l.
Để kiểm tra độ mặn của nước theo tiêu chuẩn QCVN 01 của Bộ Y Tế, mức độ an toàn cho nước sinh hoạt, ăn uống ở khu vực bình thường là dưới 250 mg/lít. Trong khi đó, khu vực ven biển và hải đảo là dưới 300 mg/lít. Do đó, nếu phát hiện nước có vị mặn khác thường có khả năng cao là nước đã bị nhiễm mặn. Để đánh giá chính xác hơn, bạn nên sử dụng các thiết bị đo độ mặn có sẵn trên thị trường để sử dụng.
Nguyên nhân khiến nước nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn do rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là những ảnh hưởng khiến quá trình này diễn ra.
Do thiên nhiên
Hiệu ứng nhà kính gây ra hiện tượng băng tan nhanh chóng tại hai cực làm mực nước biển dâng cao, xâm lấn vào đất liền và tác động đến nguồn nước ngầm ở các khu vực ven biển. Sự thay đổi thất thường của khí hậu làm biến đổi tốc độ bổ sung lượng mưa ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt tự nhiên cho các mạch nước ngầm trong đất.
Do con người
Nước tưới được lấy trực tiếp từ các sông, trong đó chứa lượng khoáng chất lớn do chảy qua nhiều vùng đất khác nhau. Khi tưới vì một lý do nào đó, lượng muối này không được cây trồng hấp thụ hết, cũng không bị rửa trôi dẫn đến tích tụ muối trong đất, dần dần làm nhiễm mặn nguồn nước ngầm.
Khai thác mạch nước ngầm gần biển có nguy cơ nhiễm mặn cao hơn so với các khu vực khác. Việc xây dựng các đập thủy điện và khai thác nước ở đầu nguồn ngày càng tăng cao gây ra tình trạng thiếu hụt lượng nước đổ về hạ lưu, khiến nước biển xâm nhập vào các khu vực địa hình thấp. Khi thủy triều dâng, nước biển tràn vào các con sông làm cho nước ở đây nhiễm mặn.
Nhận biết nước trường hợp khác:
Tác hại của nước bị nhiễm mặn
Nước nhiễm mặn gây ra những tác hại đối với con người cũng như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Đối với con người
Việc sử dụng nước nhiễm mặn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Sự tích trữ muối trong cơ thể lâu ngày trở thành chất độc dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, muối có xu hướng hút nước, khiến các tế bào bị teo nhỏ dần.
Nước nhiễm mặn còn có thể gây ra các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da. Khi dùng chung nước nhiễm mặn với thuốc, hiệu quả của thuốc bị giảm hoặc phản tác dụng khi vào cơ thể. Bên cạnh đó, nước cũng làm giảm hương vị của món ăn khi nấu.
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp theo quy định của Bộ Y tế
Đối với ngành nông nghiệp/công nghiệp
Việc sử dụng nước nhiễm mặn trong nông nghiệp làm giảm năng suất cây trồng, gây suy thoái chất lượng đất dẫn đến việc phải thay đổi mục đích sử dụng.
Trong công nghiệp, lò hơi có thể đối mặt với hiện tượng bám cặn và tăng nguy cơ phát nổ khi sử dụng loại nước này. Nguyên nhân làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của máy móc.
Đối với các hệ thống đường ống và thiết bị sinh hoạt trong gia đình, việc sử dụng nước nhiễm mặn thường xuyên gây rỉ sét, đóng cặn và giảm tuổi thọ.
Nghiên cứu thêm: Nước thải của máy lọc nước có dùng được không? Nên lưu ý điều gì?
Cách xử lý nước nhiễm mặn
Lọc nước nhiễm mặn có rất nhiều cách hiện nay được áp dụng xử lý. Một số cách phổ biến là chưng cất nhiệt, thẩm thấu ngược, trao đổi ion.
Chưng cất nhiệt
Phương pháp chưng cất nhiệt dựa trên nguyên lý dùng nhiệt để làm sôi nước nhiễm mặn. Nước tinh khiết bay hơi và sau đó ngưng tụ thành dạng lỏng.
- Ưu điểm: Cách thức có khả năng chưng cất nước với nhiều mức độ mặn khác nhau.
- Nhược điểm: Phương pháp chỉ thích hợp cho quy mô nhỏ, xử lý lượng nước không nhiều. Khi áp dụng ở quy mô lớn tiêu tốn nhiều nhiên liệu và thời gian.
Thẩm thấu ngược
Phương pháp thẩm thấu ngược khử muối trong nước bằng cách trao đổi ion sử dụng hai bể lọc H-cationit và OH-anionit. Khi nước được lọc qua bể H-Cationit, các cation của muối hòa tan trong nước trao đổi với ion H+ của hạt cationit, chuyển đổi muối hòa tan thành các axit tương ứng.
Sau khi các cation được khử ở bể H-Cationit, nước tiếp tục được lọc qua bể OH-anionit. Tại đây, các hạt anionit hấp thụ các anion của axit mạnh như Cl-, SO42- và nhả vào nước lượng tương đương anion OH-. Khí CO2 được loại bỏ trước khi nước vào bể OH-anionit bằng phương pháp làm thoáng.
- Ưu điểm: Phương pháp đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
- Nhược điểm: Cách thức tốn kém chi phí và khó khăn trong việc vận hành.
Trao đổi ion
Cách xử lý nước nhiễm mặn trao đổi ion lọc nước qua màng RO. Nước biển được ép qua màng dưới áp suất cao, chỉ cho phép các phân tử nước đi qua và ngăn lại tất cả các hóa chất hòa tan.
- Ưu điểm: Phương pháp có chi phí hợp lý phù hợp cho nhu cầu của cả gia đình và công nghiệp.
- Nhược điểm: Cách thức dễ bị tắc nghẽn trong quá trình sử dụng.
Các phương pháp khác có thể hữu ích:
Nước nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Khách hàng có nhu cầu tư vấn về giải pháp xử lý vui lòng liên hệ Môi Trường Song Phụng qua hotline 091307274 – 0984620494 để được tư vấn.