Clo trong nước máy có độc không? Clo là một chất khử trùng phổ biến được sử dụng trong nước máy để tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh gây hại khác. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về tác động của clo đối với sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng máy nước khử clo. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về tác hại của clo dư trong nước và cách xử lý hiệu quả.
Tác hại của Clo dư trong nước
Clo trong nước máy có độc không sẽ phụ thuộc vào hàm lượng, cụ thể như sau:
Clo có hàm lượng thấp dưới tiêu chuẩn 0.3mg/l
Nếu uống nước có hàm lượng clo thấp dưới 0.3mg/l có thể khiến cho bạn bị tiêu chảy, đau bụng, …
Clo có hàm lượng cao hơn tiêu chuẩn 0.5mg/l
Nếu bạn uống nước có hàm lượng cao hơn mức tiêu chuẩn là 0.5mg/l có thể gây ngộ độc. Tuỳ thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc mà mức độ ảnh hưởng sẽ hoàn toàn khác nhau.
Thông thường, các triệu chứng nhiễm độc clo cấp tính: Ho, đau ngực, khó thở, phù phổi, … Nếu ngửi quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, tổn thương vùng giác mạc.
Đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu sử dụng nước để tắm và ăn uống.
Clo có hàm lượng trong mức tiêu chuẩn 0.3 đến 0.5 mg/l
Nước clo có hàm lượng trong mức tiêu chuẩn 0.3 đến 0.5 mg/l không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ nhưng sẽ để lại một số tác hại đối với da và tóc như:
Tác hại đối với da
Đối với một số người có làn da mỏng, nhạy cảm, dễ bị bong tróc, khô da, nứt nẻ thì việc tiếp xúc với nước clo hằng ngày khiến cho da bị bào mòn, yếu dần. Da dễ bị sạm và xuất hiện đồi mồi. Ngoài ra, da sẽ dễ bị lão hoá, dễ kích ứng và dễ hình thành vết nhăn.
Tác hại đối với tóc
Dư clo trong nước có độc không? Clo là một chất oxi có tính tẩy rửa cao. Khi da đầu thường xuyên tiếp xúc với nhau nước clo sẽ gây nên tình trạng rụng tóc, khô xơ, … Nếu về lâu dài, các biểu bì trên tóc sẽ thiếu đi sự kết dính, phá bỏ lớp vỏ bảo vệ tóc, gây nên tình trạng đứt gãy. Đặc biệt, clo còn khiến da đầu khô, dẫn đến xuất hiện nhiều gầu.
Tìm hiểu thêm: Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo có an toàn và hiệu quả không?
Cách xử lý clo dư trong nước
Như vậy bạn đã biết được clo trong nước máy có độc không. Chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ những tác hại của clo dư thừa bên trong nước bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể, chúng tôi sẽ chia sẻ 3 cách thông dụng nhất: Ứng dụng tia cực tím, sử dụng các hoá chất và máy lọc nước.
Tia cực tím
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách xử lý clo dư bằng tia cực tím. Tia cực tím với cường độ cực cao, bức xạ quang phổ rộng giúp giảm hàm lượng clo và Chloramines bằng cách tác ra thành acid hydrochloric.
- Để giảm hàm lượng nanomet, ta dùng tia cực tím có bức xạ là 185 nanomet.
- Để giảm hàm lượng Chloramines, ta dùng tia cực tím có bức xạ là 245 nanomet.
Sử dụng hóa chất
Các hoá chất xử lý nước như Sulfite, Bisulfites, Metabisulfites, … cũng được sử dụng để khử clo trong nước. Phương pháp này hoạt động dựa trên phản ứng hóa học giữa các chất này với Clo, giúp trung hòa và loại bỏ Clo khỏi nước. Tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng phương pháp này lại tiềm ẩn một số nguy cơ: Tích tụ hoá chất bên trong bể nước, hình thành nước cứng, giảm tuổi thọ thiết bị, …
Máy lọc nước
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc nước với đa dạng công nghệ và tính năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu loại bỏ clo dư ra khỏi nước. Không những vậy, các loại máy này còn giúp loại bỏ chất độc hại, các tạp chất hữu cơ, mũi hôi tanh của nước, vi khuẩn, … Một số công nghệ lọc nước phổ biến phải kể đến: RO, Nano, UF, điện giải, …
Tìm hiểu: Công nghệ lọc nước RO là gì? Ưu điểm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau đi tìm câu trả lời cho thắc mắc clo trong nước máy có độc không. Clo là một chất khử trùng được dùng phổ biến trong xử lý nước máy để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác. Tuy nhiên, Clo dư thừa trong nước có thể gây ra một số tác hại nhất định cho sức khỏe con người. Do đó, bạn hãy lưu ngay những cách xử lý clo dư trong nước hiệu quả mà Song Phụng đã chia sẻ nhé!
Bạn có thể sử dụng: Máy lọc nước uống trực tiếp đảm bảo an toàn sức khoẻ