Hóa chất rửa màng OptiClean S
Hóa chất tẩy rửa màng RO là gì?
Làm sạch hệ thống màng bằng hóa chất chủ yếu được chia thành 2 loại: làm sạch bằng axit và làm sạch bằng kiềm. Chất tẩy rửa có tính axit được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm vô cơ, bao gồm ô nhiễm sắt, trong khi chất tẩy rửa có tính kiềm được sử dụng để làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ, bao gồm cả vi sinh vật.
Khi pha chế chất tẩy rửa, tốt nhất nên sử dụng nước thành phẩm của hệ thống màng để pha chế dung dịch tẩy rửa. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, nước đã qua tiền xử lý đủ tiêu chuẩn cũng có thể được sử dụng để chuẩn bị dung dịch làm sạch. Tuy nhiên nước thô có thể có khả năng đệm lớn và có thể cần nhiều chất tẩy rửa hơn để đạt được giá trị pH quy định. Độ pH của chất làm sạch bằng axit là khoảng 2 và độ pH của chất làm sạch bằng kiềm là khoảng 12.
OptiClean™ S là chất tẩy rửa dạng bột có độ pH thấp (có tính axit), ít tạo bọt được pha chế để loại bỏ silica và các cặn vô cơ khác có trên mô-đun MF/UF hoặc màng NF/RO. Silica vốn rất khó loại bỏ, nhưng OptiClean™ S nhắm mục tiêu và loại bỏ cặn silica cứng, đồng thời giúp loại bỏ cặn vô cơ khác hiện có. Đối với các hệ thống có cặn vô cơ chiếm ưu thế không phải là silica, tốt nhất nên sử dụng chất tẩy rửa phổ rộng có độ pH thấp (Lavasol™ 1 hoặc OptiClean™ A) trước OptiClean™ S.
Lợi ích, ưu điểm của hóa chất rửa màng OptiClean S
- Chất tẩy rửa dạng bột dễ hòa tan giúp dễ vận chuyển và xử lý hiệu quả
- Công thức không chứa phốt phát để giảm tác động tiêu cực đến môi trường
- Đệm pH để duy trì hiệu suất làm sạch tối ưu trong suốt chu trình làm sạch
- Kết quả tốt nhất khi sử dụng trong chương trình bao gồm OptiClean™ A hoặc Lavasol™ 1
- Được phân loại để sử dụng trong hệ thống màng sản xuất nước uống (ANSI/NSF/CAN Standard 60)
Ứng dụng của hóa chất rửa màng OptiClean S
- Để sử dụng trên màng thẩm thấu ngược (RO), lọc nano (NF), siêu lọc (UF) và màng vi lọc (MF)
- Loại bỏ kết tủa silica
Khi nào tôi cần tiến hành rửa màng RO
Khi bạn nhận thấy có bất kỳ MỘT trong các thay đổi sau:
- NPF (Normalized Permeate Flowrate) = Lưu lượng dòng thấm giảm từ 10 – 15%
- NDP (Normalized Differential Pressure) = Áp suất chênh lệch từ 10 – 15%
- NSP (Normalized Salt Passage) = Lượng muối qua màng tăng từ 10 – 15%
Khí đó lợi ích của các chỉ số trên mang lại:
- Nếu vượt quá những giới hạn này kéo dài có thể sẽ không thể hồi phục lại như ban đầu được!
- Giúp bạn lên kế hoạch cho hoạt động tẩy rửa màng của bạn một cách chủ động
- Xác định tần suất rửa màng chuẩn của nhà máy của bạn và tuân thủ nó
Cách sử dụng hóa chất tẩy rửa vô cơ
Sơ đồ CIP tiêu chuẩn như sau:
CIP tiêu chuẩn nhiều vỏ màng
- Dòng dung dịch hóa chất CIP vận hành cùng chiều với quá trình lọc.
- Thời gian tuần hoàn dung dịch hóa chất CIP từ 30-90 phút. Khuyến cáo nên CIP cho từng Stage.
- Lưu lượng cực đại 152 lit/phút cho màng lọc RO 8inch và 38 lit/phút cho màng lọc RO 4inch.
- Áp suất làm sạch tối đa là 60 psig (4.2 bar).
- Trong trường hợp màng lọc RO bị tắc nghẽn nặng, lúc CIP ban đầu nên tách dòng xả bỏ 10 – 20% dòng dung dich xúc rửa màng để tránh các cặn đã tách ra khỏi màng sau đó bám lại trên bề mặt màng.
- Khi bơm CIP chạy tuần hoàn có 1 lượng nước thoát qua đường thành phẩm, nên dẫn ống hồi về bể CIP.
- Kiểm tra pH khoảng 10 phút / lần. Cấp bổ sung hóa chất nếu pH bị thay đổi.
- Rửa lại màng bằng nước RO trước khi cho hệ thống hoạt động lại.
- Khi vận hành lại hệ thống RO, dòng nước thành phẩm sau khi qua lọc phải được xả bỏ để đảm bảo hóa chất rửa màng tồn đọng được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi hệ thống.
- Kiểm tra pH nước sau RO đến khi về giá trị trung tính 6.5-7.5, kiểm tra TDS đầu ra đạt tốt hơn giá trị gần nhất, kiểm tra áp suất hoạt động thấp hơn giá trị gần nhất rồi mới tiến hành lấy nước sạch
# Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng nhiều loại hóa chất OptiClean xúc rửa cho màng, tuyệt đối không hòa trộn các hóa chất lại với nhau mà phải CIP từng loại, tránh để hòa trộn với nhau làm biến đổi tính chất của OptiClean. Lưu lượng tùy loại bơm sử dụng, nếu lưu lượng không đủ thì có thể chia ra để CIP từng stage. Áp suất dưới 3 bar. Trong lúc ngâm hóa chất, để duy trì ở nhiệt độ ổn định tốc độ dòng chảy phải thấp
Mẹo vệ sinh màng nhanh sạch:
- Để rút ngắn thời gian ổn định của muối nên vệ sinh bằng hóa chất tính kiềm với pH cao (OptiClean B) trước, hóa chất làm sạch tính axit với pH thấp (OptiClean A,D,S) sau.
- Lựa chọn đúng hóa chất rửa màng theo các loại cáu cặn.
- Nên thay đổi, điều chỉnh các thông số CIP khi màu sắc nước thay đổi và pH thay đổi như sau: Khi thấy pH tăng hơn 0.5 trong quá trình làm sạch vô cơ (châm thêm hóa chất ổn định lại pH trong khoảng qui định của nhà sản xuất). Khi thấy pH giảm hơn 0.5 trong quá trình làm sạch hữu cơ (châm thêm hóa chất ổn định lại pH trong khoảng qui định của nhà sản xuất).
- Nên ghi báo cáo lại sau khi CIP (ngày/stage/điều kiện vệ sinh (hiệu suất, các bước làm, thời gian), hiệu suất làm sạch).
- Nên kiểm tra lõi lọc trước khi CIP.
Việc lựa chọn đúng hóa chất rửa màng là rất quan trọng vì nếu làm sạch thường xuyên và sơ xài sẽ làm giảm tuổi thọ của màng, và đôi khi sự lựa chọn sai lầm của các hóa chất tẩy rửa có thể làm bẩn màng trở lại nhanh hơn và giảm đi tuổi thọ màng. Việc vệ sinh sẽ hiệu quả hơn nếu nó được điều chỉnh thích hợp cho từng tình trạng màng bẩn riêng biệt.
Ưu đãi, khuyến mại, chi tiết phụ kiện đi kèm (nếu có)
- Song Phụng là một trong những nhà phân phối hóa chất tẩy rửa màng có uy tín và lâu đời ở thị trường Việt Nam
- Giá hóa chất tẩy rửa màng được Song Phụng phân phối với giá thấp nhất trên thị trường
Tham khảo tiện ích tính hóa chất tẩy rửa màng RO cho hệ thống của bạn
Giá trị đầu vào
Nhập loại màng RO đang sử dụng (4040 hoặc 8040) | ||
Nhập số lượng màng RO cần CIP | Cái |
Kết quả
Thể nước nước cần cho 1 màng RO | 0 | L |
Thể nước nước cần cho tổng số màng cần CIP | 0 | Kg |
Ước tính thể tích nước cần trong đường ống (Chiếm 25%) | 0 | L |
Thể tích nước cần thiết còn lại trong bồn CIP khi tuần hoàn | 0 | L |
Tổng lượng nước cần pha dung dịch hóa chất | 0 | L |
Tổng lượng hóa chất cần pha | 0 | Kg |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.