Chì là kim loại phổ biến trong môi trường, nhưng khi nó có mặt trong nguồn nước với hàm lượng cao sẽ khiến sức khỏe người dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy thế nào là nước nhiễm chì? Cách để nhận biết nguồn nước sử dụng đang bị nhiễm chì và phương pháp xử lý hiệu quả nhất? Cùng Song Phụng giải đáp các thắc mắc qua bài viết sau.
Nước nhiễm chì là gì?
Nước nhiễm chì hiểu đơn giản là nguồn nước sử dụng hàng ngày có hàm lượng nguyên tố chì (Pb) vượt quá giới hạn cho phép (0.015mg/lit). Nguồn nước bị nhiễm chì rất độc hại, nếu sử dụng lâu dài sẽ gây những biến chứng nguy hiểm ở hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, rối loạn não bộ… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng thì Bộ Y Tế đã quy định hàm lượng chì trong nước cần thấp hơn 0.01mg/lít.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách nhận biết nước nhiễm phèn đơn giản tại nhà
Cách kiểm tra nước bị nhiễm chì
Nước bị nhiễm độc chì không có màu, mùi, vị đặc trưng nên nếu quan sát bằng mắt thường hoặc ngửi, nếm thì khó có thể nhận ra được. Dưới đây là hai cách kiểm tra nồng độ chì trong nước thông dụng:
Thử nghiệm mẫu nước
Thử nghiệm mẫu nước được xem là cách kiểm tra nước bị nhiễm chì cũng như các kim loại nặng khác đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn hãy mang mẫu nước đang dùng đến phòng thí nghiệm. Sau đó sẽ nhận lại được báo cáo chi tiết đầy đủ các chất có trong nước kèm với nồng độ của chúng.
Sử dụng máy đo chỉ số chì trong nước
Bạn cũng có thể kiểm tra xem nước có bị nhiễm chì không bằng máy đo chỉ số chì trong nước. Ưu điểm của phương pháp này là thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với cách kiểm tra nước ở phòng thí nghiệm. Nhưng cách này cũng tồn tại hạn chế đó là chỉ có biết được các loại chất có trong nước mà không hiển thị được nồng độ cụ thể.
>>> Đọc thêm: Kiểm tra nước sinh hoạt và cách xử lý nước từng trường hợp
Mức độ chì cao trong nước ảnh hưởng xấu như thế nào đối với sức khỏe?
Tương tự như asen, Chì là kim loại nặng, gây độc cho sức khỏe con người nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Vì vậy, sử dụng nguồn nước nhiễm chì cũng các kim loại nặng khác gây ra những hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe. Chì sẽ ngấm vào trong cơ thể, khó đào thải ra ngoài và làm suy giảm hệ miễn dịch.
Đối với trẻ nhỏ
Theo cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, nồng độ chì tối đa có trong nước được dùng cho bé là 0.015mg/lít. Nếu cho trẻ nhỏ sử dụng nguồn nước nhiễm chì trong thời gian dài sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định như:
- Gây rối loạn hành vi cũng như nhận thức.
- Chỉ số IQ, não bộ phát triển kém.
- Thiếu máu
- Thính giác kém
- Cơ thể chậm phát triển.
- Trong một số trường hợp nếu nồng độ chì trong máu cao sẽ dẫn đến hôn mê, co giật hoặc tử vong.
Đối với người cao tuổi
Người cao tuổi cũng là đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng nước nhiễm chì trong thời gian dài. Những vấn đề người lớn tuổi có thể gặp khi nồng độ chì trong máu cao bao gồm:
- Huyết áp tăng
- Dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Chức năng thận bị ảnh hưởng, suy giảm, gây ra tình trạng suy thận.
- Mắc các bệnh về xương khớp, thoái hóa…
- Trí nhớ bị ảnh hưởng, hay bị quên.
- Đau bụng, thường bị choáng.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng chì lớn trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như:
- Gây ra hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.
- Thai nhi chậm phát triển hoặc phát triển không bình thường.
- Ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển não bộ của thai nhi, làm giảm trí thông minh cũng như ảnh hưởng đến khả năng tư duy của bé sau này.
- Tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương.
- Cơ thể bé chậm phát triển, sức khỏe kém.
4 Cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả
Nếu như nguồn nước sinh hoạt bạn đang sử dụng bị nhiễm kim loại nặng trong đó có chì thì bạn có thể cân nhắc áp dụng một trong những cách xử lý nước nhiễm chì được chia sẻ dưới đây:
Xác định nguồn gốc và nồng độ chì trong nước
Để biết chính xác nguồn gốc nước sinh hoạt gia đình mình đang dùng hàng ngày có nồng độ chì hay không và cụ thể là bao nhiêu bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp nước để yêu cầu kiểm tra các chỉ số quan trọng như:
- Lượng chì trong nước là bao nhiêu, có vượt qua ngưỡng an toàn theo quy định của Bộ Y Tế không.
- Đường ống cấp nước được làm bằng gì, có an toàn hay không, có được kiểm tra định kỳ hay không.
Nếu đơn vị cung cấp nước trả về cho bạn kết quả tất cả đều an toàn thì việc tiếp theo là bạn nên kiểm tra lại toàn bộ đường ống dẫn nước và thiết bị chứa nước trong gia đình.
Bạn cũng nên hạn chế tối đa việc đựng nước trong các loại chai nhựa bởi những loại chai này hầu hết được làm từ dầu hỏa, mà lượng chì trong dầu hỏa lại rất cao. Khi dùng chai nhựa rẻ tiền để đựng nước có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bị va đập thì rất có nguy cơ làm cho nước cũng bị nhiễm chì theo.
Xử lý nước nhiễm chì bằng máy lọc nước RO
Dùng máy lọc RO để xử lý nguồn nước bị nhiễm chì cũng đang được sử dụng để lấy nguồn nước tinh khiết dùng cho ăn uống.
Sở dĩ, máy lọc nước sử dụng màng RO có thể xử lý được nguồn nước bị nhiễm chì là dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược. Hiểu đơn giản là nhờ vào áp lực lớn từ máy bơm nước khiến cho các phân tử trong nước chuyển động làm cho các vi khuẩn, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe cũng như kim loại nặng có trong nước bị loại bỏ.
Nhưng xử lý nguồn nước bị nhiễm chì bằng cách này cũng vẫn tồn tại hạn chế nhất định. Đó là nguồn nước chỉ đáp ứng được nhu cầu nấu nướng, ăn uống hàng ngày, không nên sử dụng vào các hoạt động sinh hoạt khác vì đã bị khử hoàn toàn khoáng.
Xử lý nước nhiễm chì bằng máy lọc nước Nano
Xử lý nước sinh hoạt bị nhiễm chì bằng máy lọc nước Nano là phương áp được đánh giá là hiệu quả hiện nay. Cách lọc nước này áp dụng công nghệ lọc nước tiên tiến nhất hiện nay giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất, kim loại nặng, ức chế không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Ưu điểm của cách xử lý nước nhiễm chì này phải kể đến như:
- Thiết bị được trang bị lõi lọc 4 trong 1, không cần sử dụng đến điện năng để vận hành nên tiết kiệm được khoản tiền lớn cho gia đình.
- Tiêu diệt sạch virus, vi khuẩn gây bệnh lên đến 99.9%, mang đến cho người dùng nguồn nước sạch tuyệt đối, có thể uống luôn trực tiếp mà không cần phải đun sôi lại.
- Những khoáng chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể được giữ lại ở ngưỡng phù hợp với cơ thể của cả người già và trẻ nhỏ.
- Khoáng chất có trong nước được thay đổi về cấu trúc giúp cho cơ thể dễ hấp thu hơn, giải quyết được tình trạng thiếu canxi cho xương hoặc sỏi thận.
>>> Tìm hiểu: Công nghệ lọc nước nào tốt nhất hiện nay?
Xây dựng hệ thống lọc nước đầu nguồn
Mộ cách xử lý nước bị nhiễm chì nữa là xây dựng hệ thống lọc nước đầu nguồn. Hệ thống xử lý nước này có khả năng xử lý tất cả những vấn đề liên quan đến nước như nước nhiễm chì, nước nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc nhiều kim loại nặng.
Nguồn nước sau khi qua hệ thống lọc đầu nguồn sẽ được đảm bảo về chất lượng, người dùng thoải mái sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nước nhiễm chì nồng độ cao có tắm được không?
Nhiều người vân băn khoăn rằng nước bị nhiễm chì có tắm được không? Câu trả lời là có. Bởi chì trong nước không bị hấp thụ qua da người.
Trong những trường hợp, nồng độ chì trong nước quá lớn nếu tắm trong thời gian dài thì có thể gây ra các bệnh liên quan đến da liễu. Nhưng hiện nay ở Việt Nam, chưa có một thông báo cụ thể và chính thức nào về những ảnh hưởng của nước nhiễm chì đến da. Cho nên bạn vẫn có thể sử dụng nước nhiễm chì để tắm nhé.
Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình cũng như những người thân trong gia đình, khi nghi ngờ rằng nguồn nước nhà mình đang sử dụng bị nhiễm chỉ thì bạn nên có những phương pháp xử lý để tránh gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe nhé.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nước bị nhiễm chì, dấu hiệu nhận biết cũng như hướng dẫn cách xử lý hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phần nào cải thiện được chất lượng nguồn nước sử dụng trong gia đình. Đừng quên theo dõi Môi Trường Song Phụng để cập nhật những thông tin hữu ích nhé.