Nước sinh hoạt là nguồn tài nguyên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Để đảm bảo nước sinh hoạt đạt các tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, quá trình khử trùng rất cần thiết. Một trong những phương pháp thông dụng được áp dụng rất phổ biến là sử dụng clo khử trùng nước sinh hoạt.
Clo khử trùng nước sinh hoạt có đảm bảo không?
Theo nghiên cứu mới nhất, xử lý nước sinh hoạt bằng Clo không gây hại cho con người, ngoài việc làm nước có mùi khác thường. Tuy nhiên, lượng Clo tồn dư có thể tạo ra trihalomethane, gây ảnh hưởng đến trẻ em và phụ nữ mang thai.
Giải đáp chi tiết: Clo trong nước máy có độc không? Cách xử lý nước dư clo
Cách khắc phục: Để nước ở nơi thoáng khí hoặc cho vào chai đặt trong tủ lạnh để làm bay mùi Clo. Bạn cũng có thể dùng bình lọc nước bằng than hoạt tính để cải thiện chất lượng nước.
Cách khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo
Clo, được kí hiệu là Cl trong bảng tuần hoàn hóa học, là một halogen có số nguyên tử 17. Đây là một chất oxi hóa mạnh có thể tồn tại dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất.
Phản ứng giữa Clo khí (Cl2) và nước lỏng (H2O) tạo ra dung dịch nước clo, trong đó có chứa axit hypoclorous (HOCl). Axit hypoclorous là một hợp chất có khả năng khử trùng mạnh mẽ.
Quá trình khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh diễn ra qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn khuếch tán qua vỏ tế bào của vi khuẩn, virus.
- Giai đoạn phản ứng với men tế bào và phá vỡ quá trình trao đổi chất, dẫn đến vi khuẩn, virus không thể sống sót do thiếu dinh dưỡng.
Tốc độ sử dụng clo khử trùng nước sinh hoạt khá nhanh và được xác định bởi động học của quá trình khuếch tán và phân hủy men tế bào. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ này, bao gồm:
- Nồng độ và nhiệt độ: Tốc độ khử trùng tăng lên khi nồng độ Clo và nhiệt độ tăng.
- Tính chất không phân ly của chất khử trùng: Một số chất khử trùng Clo có tính chất không phân ly, điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ khử trùng.
- Các chất cặn, chất hữu cơ và các chất khử khác trong nước: Sự hiện diện của các chất này trong nước có thể làm giảm tốc độ quá trình khử trùng nước.
Lưu ý cần biết khi khử trùng nước sinh hoạt bằng Clo
Trong quá trình sử dụng clo khử trùng nước sinh hoạt, cần lưu ý các yếu tố sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý về hàm lượng Clo tiêu chuẩn
Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, hàm lượng clo cho phép trong nước sạch (nước máy) là từ 0,3 đến 0,5 mg/l. Nếu hàm lượng clo vượt quá giới hạn này, có thể gây buồn nôn, khó thở, làm giảm chất lượng và ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn. Ngược lại, nếu hàm lượng clo thấp hơn, khó khả năng diệt khuẩn sẽ bị giảm, trong khi vi sinh vật có thể phát triển và gây hại cho sức khỏe con người.
Đối với các hộ gia đình sử dụng nước từ giếng khoan và thường sử dụng Cloramin B để khử trùng nước sinh hoạt cần lưu ý:
- Nồng độ Cloramin B theo quy định là 1 gram/1000 lít nước, có thời gian tác dụng khoảng 30 phút.
- Tuy nhiên, hợp chất này không có tác dụng khử các chất rắn có trong nước, do đó nên sử dụng để khử nước sau khi đã tiến hành lọc thô.
Tìm hiểu thêm: Các loại vật liệu lọc nước giếng khoan tốt nhất thị trường
Lưu ý về an toàn sức khỏe
Clo không phải là chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để tránh ngộ độc clo, cần tuân thủ các quy định sau đây khi khử trùng nước sinh hoạt:
- Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian khử trùng bằng clo.
- Khi làm việc với clo hoặc bất kỳ hóa chất nào khác, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ như găng tay, khẩu trang, áo dài tay và kính bảo hộ.
- Tránh để clo hoặc các chất khác dính vào da, mắt và miệng. Nếu không may dính phải, cần rửa ngay bằng nước sạch và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn thêm.
- Sau khi dùng clo khử trùng nước sinh hoạt không nên sử dụng ngay mà cần để nước ở nơi thoáng mát hoặc phơi nắng trong vài giờ để loại bỏ mùi clo dư. Nếu không có điều kiện phơi nắng, có thể lọc nước qua cột lọc than hoạt tính để loại bỏ hoàn toàn lượng clo còn dư trong nước sau quá trình khử trùng.
Ứng dụng của Clo trong đời sống và sản xuất
Ngoài sử dụng clo khử trùng nước sinh hoạt, chất này còn được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực của đời sống như:
- Xử lý nước hồ bơi: Nhờ khả năng khử trùng hiệu quả, clo thường được dùng để khử nước hồ bơi để duy trì sự trong sạch và an toàn của nước hồ bơi. Clo giúp tiêu diệt vi khuẩn, tảo và các hợp chất hữu cơ gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm kỹ thuật: Cách xử lý nước hồ bơi bị rêu tảo an toàn, hiệu quả 100%
- Dùng sản xuất hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, chất oxy hóa và chất khử.
- Được sử dụng trong quá trình nhuộm và giặt để làm sạch và tẩy trắng các sản phẩm vải. Nó có khả năng loại bỏ các chất bẩn và mảng bám trên vải và đồng thời có tác dụng khử trùng.
- Clo cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy với tác dụng tẩy trắng giấy, loại bỏ chất gây mờ giúp giấy trắng sáng.
- Với khả năng kháng khuẩn và khử trùng mạnh mẽ, clo được sử dụng phổ biến trong sản xuát chất bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và vi sinh vật khác.
- Là thành phần chính trong nhiều loại thuốc diệt côn trùng với khả năng tiêu diệt và kiểm soát sự phát triển của côn trùng gây hại.
Việc sử dụng clo khử trùng nước sinh hoạt sẽ an toàn và hiệu quả nếu tuân thủ đúng quy định và hướng dẫn sử dụng, kiểm soát tốt nồng độ clo. Ngoài ra, nên áp dụng thêm công nghệ khử trùng khác để đảm bảo đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt tốt nhất.