Đèn UV có tác dụng gì? Với khả năng phát ra tia cực tím, đèn UV đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Ưu nhược điểm của đèn UV như thế nào? Mời bạn hãy cùng Song Phụng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đèn tia cực tím UV là gì?
Đèn UV là một loại đèn phát ra tia cực tím (ultraviolet – UV), một dạng bức xạ không nhìn thấy bằng mắt thường. Đèn UV được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, công nghiệp, và sinh hoạt hàng ngày để khử trùng, diệt khuẩn, kiểm tra chất lượng, và làm cứng một số vật liệu nhựa.
Đèn UV có tác dụng gì?
Diệt khuẩn nước
Tác dụng đầu tiên của đèn UV đó chính là tiêu diệt các loại vi khuẩn một cách mạnh mẽ. Đèn sẽ tác động lên nucleoprotein của vi khuẩn, làm biến dạng và giết chết chúng. Đặc biệt, tia cực tím bên trong đèn còn có khả năng sản sinh ozone, một chất có khả năng diệt khuẩn.
Chính vì vậy, đèn UV được ứng dụng trong quá trình xây dựng hệ thống lọc nước sinh hoạt, lọc nước RO, lọc nước gia đình, diệt khuẩn tại hồ bơi, …
Nhận biết chất lượng nước:
Khử khuẩn không khí
Các tạp chất, nấm và nấm mốc có thể tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Các vi khuẩn này có khả năng gây nên các bệnh nguy hiểm như: bệnh lao, liên cầu tan máu, bạch hầu, tụ cầu, vi khuẩn ho gà, virus cúm, sởi, sốt xuất huyết, … Vì vậy, việc khử khuẩn không khí nhằm đảm bảo sức khỏe vô cùng quan trọng.
Để khử khuẩn không khí với tia cực tím, bạn cần tiến hành lắp đèn UV ở độ cao từ 2-2,5 mét ở trần nhà. Luồng tia cực tím từ đèn sẽ chiếu xuống giúp diệt trừ các vi khuẩn và vi sinh vật trong không khí.
Cách thực hiện này khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn với môi trường. Hiệu quả diệt vi khuẩn lên đến 99% mà không cần sử dụng thêm các loại hóa chất nguy hiểm,
Diệt khuẩn bề mặt vật thể
Vi khuẩn hay các loại virus bám lên bề mặt vật thể có thể gây nên các bệnh nguy hiểm. Để giảm nguy cơ này, bạn cần sử dụng đèn UV để tiêu diệt vi khuẩn. Tia cực tím từ đèn UV phá hủy cấu trúc DNA của vi khuẩn và virus, khiến chúng không thể sinh sản hoặc hoạt động.
Bạn sẽ dễ dàng thấy ứng dụng đèn UV diệt khuẩn bề mặt tại các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế, nơi vi khuẩn và virus tập trung nhiều. Khi dùng đèn UV giúp làm sạch các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn làm việc và thiết bị y tế, giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe.
Ưu nhược điểm đèn UV
Ưu điểm
- Hiệu quả: Đèn UV với khả năng tiêu diệt đến 99.9% các loại vi khuẩn và vi sinh vật trong nước và không khí nhanh chóng.
- Thân thiện với môi trường: Tia UV diệt khuẩn mà không cần phải sử dụng hóa chất như Clo không gây tác dụng phụ.
- Tối ưu chi phí: Đèn UV có chi phí phải chăng và thời gian sử dụng lâu dài từ 8000 đến 15000 giờ. Chính vì vậy, đèn UV sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí.
- Năng lượng sử dụng thấp: Đèn UV tiêu thụ ít điện năng.
- An toàn: Không sử dụng hóa chất và không tạo ra rác thải, có thể bảo vệ môi trường.
- Được FDA chứng nhận: Đèn UV đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA của Mỹ kiểm duyệt và công nhận là một phương pháp khử trùng an toàn.
- Không làm mất mùi và vị: Đèn UV không làm thay đổi mùi và vị của nước như các phương pháp hóa học khác.
Nhược điểm
Tuy nhiên, đèn UV cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý như sau:
- Không loại bỏ tất cả các chất ô nhiễm: Đèn UV không loại bỏ kim loại nặng, muối, clo, dầu, mỹ phẩm hoặc dược phẩm. Do đó, bạn cần sử dụng thêm những phương pháp lọc khác để đảm bảo loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm.
- Phụ thuộc vào nguồn điện: Đèn UV cần điện để hoạt động, không hoạt động khi mất điện.
- Hiệu quả giảm khi nước bẩn: Tia UV không hoạt động hiệu quả trong nước bị đục hoặc bẩn.
- Nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp: Tia UV có thể gây hại đến con người nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng UV.
Nghiên cứu thêm: Đèn uv có hại không? Những tác hại và cách sử dụng an toàn
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đèn UV có tác dụng gì và những ưu nhược điểm của UV. Đèn UV là một công cụ hữu ích trong việc đảm bảo sự sạch sẽ và an toàn của nước và không khí, nhưng cần được sử dụng kết hợp với các phương pháp xử lý khác để đạt hiệu quả tối ưu. Hy vọng kiến thức mà Song Phụng mang đến sẽ hữu ích đối với bạn