Hiện nay, tình trạng nước sinh hoạt bị nhiễm amoni đang dần trở nên phổ biến vì ngày càng nhiều khu vực nước có hàm lượng chất này vượt quá mức cho phép. Cũng vì thế mà cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Dưới đây là những hướng dẫn xử lý chi tiết mà thiết bị ngành nước Song Phụng muốn gửi đến bạn để nhanh chóng có được nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Nước nhiễm amoni là như thế nào?

Nước nhiễm amoni là nước có chứa hàm lượng amoni vượt ngưỡng cho phép của bộ Y Tế hiện nay. Với nước sinh hoạt thì nồng độ này không được phép vượt quá 0,3 mg/l.

Nước nhiễm amoni là thế nào?
Nước nhiễm amoni là thế nào?

Amoni là chất không gây hại cho sức khoẻ của con người và không tồn tại lâu nhưng chúng lại dễ dàng chuyển thành nitrat hoặc nitrit có tính chất rất độc hại. Vì các chất này có thể gây ra các bệnh ung thư trên cơ thể con người.

Việc tồn tại của amoni trong nước sinh hoạt có thể gây ra các tác hại cho đời sống của người dân. Có thể nhận thấy dấu hiệu rõ nhất của nước nhiễm amoni chưa được xử lý thông qua việc luộc thịt. Thịt luộc với nước nhiễm amoni trong một khoảng thời gian dài vẫn có màu hồng bên trong.

Amoni trong nước thường ở dạng khí không màu vì thế không làm nước bị biến đổi về tình trạng màu sắc. Nhưng chúng lại không bền và có thể chuyển sang dạng nitrit. Và đây là nguyên nhân gây ức chế men enzym của thịt, khiến thịt không thể đổi màu được. Còn với những nguồn nước có nồng độ amoni vượt ngưỡng 20 mg/l trở lên thì nước sẽ có mùi khai đặc trưng như nước tiểu.

Nguyên nhân

Để tìm được cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt thích hợp thì điều đầu tiên mà chúng ta cần làm chính là tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì tình trạng nguồn nước ô nhiễm do các loại nước thải được thải trực tiếp xuống sông hồ chưa qua xử lý thường rất phổ biến. Nhất là các loại nước thải  từ các khu công nghiệp, xưởng gia công, chế biến có hàm lượng nitơ cực kỳ cao.

Nguyên nhân khiến nước nhiễm amoni
Nguyên nhân khiến nước nhiễm amoni

Không những thế, khí thải hoà tan cùng nước mưa chảy xuống đất cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị nhiễm amoni vô cùng nghiêm trọng. Cùng với đó, hoạt động giết mổ hay chất thải từ bệnh viện cũng là nguồn gốc khiến nước sinh hoạt bị nhiễm amoni ngày càng nặng nề.

Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng là một trong nguyên nhân khiến nước nhiễm amoni. Cùng với đó là sự cố gỉ sét và nứt ống nước cũng khiến cho lượng hóa chất độc hại có chứa nitơ đi vào trong nước.

Với các gia đình thiếu nước sinh hoạt thường thực hiện khoan giếng để khai thác các mạch nước ngầm phục vụ cho cuộc sống. Điều này khiến các chất bẩn có trong lòng đất sẽ đi thẳng vào mạch nước chính.

Tác hại khi sử dụng nước bị nhiễm amoni chưa qua xử lý

Khi dùng nước có nhiễm amoni trong quá trình nấu ăn có thể làm thức ăn bị biến tính, không còn thơm ngon như ban đầu. Và đây cũng là điều kiện tốt cho amoni nhanh chóng chuyển thành nitrit và nitrat.

Nước nhiễm amoni có tác hại đến sức khỏe thế nào?
Nước nhiễm amoni có tác hại đến sức khỏe thế nào?

Khi cơ thể chẳng may hấp thụ quá nhiều chất này thì có thể khiến nitrit đi vào máu và hấp thụ hết oxy của hemoglobin có trong hồng cầu. Điều này khiến máu mất đi khả năng hấp thụ oxy và vận chuyển đến các bộ phận trong cơ thể để giúp hoạt động trao đổi chất hoạt động bình thường.

Người nhiễm nitrit thường xuất hiện các biểu hiện như: Thiếu máu, da nhợt nhạt,… Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi thì nitrit còn cản trở việc hô hấp, khiến cơ thể thiếu oxy, ốm yếu và khó phát triển.

Nguy hiểm nhất đối với tình trạng nhiễm nitrit chính là chất này sẽ kết hợp cùng một số loại axit amin trong thức ăn để tạo ra nitrosamine. Đây là hợp chất phá hủy đi tính di truyền, dẫn đến ung thư.

Nguồn nước bị nhiễm amoni còn khiến quá trình xử lý nước không còn đạt hiệu quả. Có thể kể đến là tình trạng giảm đi khả năng khử trùng clo trong nước. Amoni còn là điều kiện tốt cho các vi sinh vật phát triển mạnh mẽ hơn nếu được kết hợp với các vị lượng chứa nhiều photpho, chất hữu cơ, sắt,…

Cách xử lý nước bị nhiễm amoni trong nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn 

Dưới đây là hai cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn mà các chuyên gia thường áp dụng

Cách xử lý nước bị nhiễm amoni đạt tiêu chuẩn
Cách xử lý nước bị nhiễm amoni đạt tiêu chuẩn

Phương pháp trao đổi ion 

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp xử lý nước nhiễm amoni NH4+ trở nên phổ biến. Đây là cách thực hiện trao đổi ion bên trong hệ thống lọc tổng. Đây là phương pháp giúp lượng nước sau lọc đạt được tiêu chuẩn nước sinh hoạt an toàn. Khi thực hiện quá trình này, chúng ta sẽ dùng các hạt nhựa cation thay thế cho gốc NH4+ tích điện ion dương vô hại. Từ đó có thể xử lý amoni trong nước một cách đơn giản.

Xử lý amoni trong nước sinh hoạt bằng công nghệ lọc RO 

Màng lọc thẩm thấu ngược RO cũng là công nghệ hiệu quả để bạn có thể loại bỏ hàm lượng amoni ra khỏi nước. Loại màng này thường có kích thước lỗ siêu nhỏ (thường dưới 0,0005 μm), chỉ cho nước đi qua còn lại là các chất rắn lơ lửng, các chất hoà tan kể cả amoni.

Lưu ý khi xử lý nước bị nhiễm amoni 

Rất khó có thể nhận biết nước bị nhiễm amoni thông qua giác quan và cũng không phải dễ xử lý tình trạng này. Trừ khi hàm lượng này trong nước cao vì lúc này chúng ta có thể nhận thấy nước có mùi khai.

Những lưu ý cần biết khi xử lý nước nhiễm amoni
Những lưu ý cần biết khi xử lý nước nhiễm amoni

Để có được cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt thích hợp, bạn nên đem nước đến cơ sở xét nghiệm để kiểm tra. Kết quả sẽ cho ra các chỉ tiêu tồn tại trong nguồn nước và cho thấy nước đang ô nhiễm ở mức nào. Từ đó sẽ có phương án xử lý amoni theo đúng loại nước mà gia đình bạn đang sử dụng.

Từ các chia sẻ trên, thiết bị ngành nước Song Phụng hy vọng bạn đã hiểu thế nào là nước nhiễm amoni cũng như cách xử lý amoni trong nước sinh hoạt hiện đại nhất hiện nay. Để được kiểm tra và đưa ra phương án phù hợp nhất với nguồn nước hiện tại của bạn thì hãy gọi cho chúng tôi ngay nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *