Kiểm soát và đánh giá các chỉ tiêu trong xử lý nước thải là vô cùng quan trọng trong xưt lý nước thải, giúp đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi xả thải ra môi trường. Cùng thiết bị ngành nước Song Phụng tìm hiểu chi tiết 13 chỉ tiêu quan trọng trong xử lý nước thải

Chỉ tiêu nồng độ DO

Chỉ tiêu nồng độ DO (tên đầy đủ là Dissolved Oxygen) là chỉ số đo lượng oxy hòa tan trong nước, cần thiết cho quá trình sống và phát triển của các vi sinh vật hiếu khí.

8 – 10 ppm là nồng độ DO thông thường trong nước. Nồng độ DO thích hợp sẽ đảm bảo cho quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ diễn ra hiệu quả. Nếu nồng độ DO quá thấp, các vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh, ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học và làm phát sinh mùi hôi.

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-1
Chỉ tiêu DO đo lượng oxy hòa tan trong nước

Kiểm soát DO giúp tối ưu hoạt động của hệ thống xử lý sinh học và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thứ cấp.

Chỉ tiêu nồng độ BOD 

Chỉ tiêu nồng độ BOD (hay tên đầy đủ là Biochemical Oxygen Demand) là chỉ số đo lường lượng oxy cần thiết để vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong nước trong khoảng thời gian nhất định.

Nồng độ BOD cho biết mức độ ô nhiễm của nước thải chứa các chất hữu cơ. BOD cao thường gặp ở nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp thực phẩm, chế biến nông sản, và các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao.

Chỉ số BOD càng cao càng cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ lớn, đòi hỏi thiết kế hệ thống xử lý phù hợp. Giảm BOD sau quá trình xử lý là dấu hiệu cho thấy nước thải đã được làm sạch đúng tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.

>>> Đọc thêm: Xử lý bod trong nước thải như thế nào?

Chỉ tiêu nồng độ COD

Chỉ tiêu nồng độ COD (Chemical Oxygen Demand) đo lượng oxy cần để oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ có khả năng oxy hóa trong nước. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. 

Trong quá trình này, các chất như hydrocacbon, hợp chất chứa nitơ, lưu huỳnh, và các kim loại nặng có thể góp phần làm tăng mức chỉ số COD

Chỉ tiêu COD thường được sử dụng để đo lường tổng lượng chất ô nhiễm, bao gồm cả những chất khó phân hủy sinh học. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24: 2009 BTNMT) quy định nước thải công nghiệp có chỉ tiêu nồng độ COD trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải là 100mg.

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-2
Chỉ tiêu COD đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

Việc giảm COD giúp đảm bảo rằng nước thải đã được xử lý đủ tốt để không gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tiếp nhận.

Chỉ tiêu TSS

Chỉ tiêu TSS (Total Suspended Solids) là tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước, bao gồm đất, bùn và các hạt hữu cơ. 

Trong đó, tổng chất lơ lửng (viết tắt là SS) gây độ đục trong nước. Dựa vào tính chất hạt nhỏ gây đục như kích thước, trọng lượng riêng, tốc độ dòng chảy, sẽ ảnh hưởng đến khả năng lắng của chúng. 

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-3
Chỉ tiêu TSS trong nguồn nước

Hàm lượng TSS cao (trong khoảng 100 mg/L trở lên) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nước. Khi chỉ tiêu TSS vượt mức cho phép sẽ làm đục nước, giảm ánh sáng xuyên qua, ảnh hưởng đến quang hợp của thực vật thủy sinh. 

Điều này gây suy giảm oxy hòa tan trong nước, làm cho các sinh vật phụ thuộc vào oxy như cá và tôm gặp khó khăn trong hô hấp. Ngoài ra, TSS có thể mang theo các kim loại nặng và chất ô nhiễm khác, làm tăng độc tính và đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái nước.

Để kiểm soát chỉ tiêu TSS, hệ thống xử lý nước thải thường sử dụng các phương pháp lắng sơ bộ và lọc cơ học để loại bỏ chất rắn lơ lửng. Các bể lắng và bể lọc giúp tách phần lớn TSS ra khỏi nước trước khi xả thải. 

Ngoài ra, sử dụng hóa chất keo tụ và tạo bông cũng là một cách hiệu quả để kết dính các hạt nhỏ thành bông lớn, dễ lắng. 

Kiểm soát chỉ tiêu TSS giúp giảm độ đục, tăng cường chất lượng nước, bảo vệ hệ thống máy móc và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

Chỉ tiêu dầu mỡ

Dầu mỡ là các loại chất béo và dầu thực vật, hoặc dầu động vật không hòa tan trong nước. Chất cặn này xuất hiện nhiều trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. 

Dầu mỡ có thể gây ra nhiều vấn đề trong hệ thống xử lý nước thải, như làm tắc nghẽn đường ống hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật và các thiết bị trong hệ thống xử lý. 

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-4
Chỉ tiêu dầu mỡ trong nước thải

Theo QCVN 14:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt), chỉ tiêu về hàm lượng mỡ và dầu động, thực vật có giới hạn khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp nước thải:

  • Đối với nước thải xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng dầu, mỡ động và thực vật là 5 mg/L.
  • Đối với nước thải xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt: Giới hạn tối đa cho phép là 10 mg/L.

Bể tách dầu mỡ trong xử lý nước thải là giải pháp hiệu quả để kiểm soát chỉ tiêu này, giúp bảo vệ hệ thống và tăng cường hiệu quả xử lý.

Chỉ tiêu Nitơ

Nitơ tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như amoniac (NH3), nitrat (NO3-), và nitrit (NO2-), thường xuất hiện nhiều trong nước thải sinh hoạt. Nếu không được xử lý đúng cách, nitơ có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là làm phát sinh hiện tượng phú dưỡng (eutrophication).

Chỉ tiêu photpho

Photpho là chất dinh dưỡng quan trọng để vi khuẩn phát triển nhưng nếu dư thừa có thể gây ô nhiễm môi trường nước và làm phát sinh tảo độc. Nồng độ photpho cao thúc đẩy tảo tăng trưởng, do đó việc kiểm soát photpho trong nước thải giúp ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng.

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-5
Chỉ tiêu photpho trong nước thải

Nước thải giàu photpho gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm mất cân bằng sinh thái và suy thoái chất lượng nước. Vì vậy, cần xử lý triệt để photpho giúp bảo vệ nguồn nước và ngăn ngừa ô nhiễm lâu dài.

Chỉ tiêu độ đục

Độ đục xảy ra khi trong nước thải có các hạt lơ lửng như đất, cát, bùn, vi sinh vật, cùng các hạt hữu cơ và vô cơ không tan. Các hạt này tán xạ ánh sáng, làm cho nước trở nên đục màu. 

Đối với nước Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống thì giới hạn độ đục là 2 NTU (Nephelometric Turbidity Unit).

Độ đục cao cản trở quá trình khử trùng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nước đầu ra, bên cạnh đó còn cản trở quá trình khử trùng nước. Cần giảm độ đục để cải thiện chất lượng nước và tăng hiệu quả của quy trình khử trùng.

Để xử lý nước bị đục, các phương pháp thường dùng gồm lắng sơ bộ để loại bỏ các hạt lơ lửng, lọc qua bể lọc cát hoặc màng lọc để tách các tạp chất nhỏ. Ngoài ra, sử dụng hóa chất keo tụ và tạo bông giúp kết dính các hạt mịn thành bông lớn, dễ dàng loại bỏ hơn.

>>> Xem thêm: Chất keo tụ PAC giúp lắng các hạt lơ lửng

Chỉ tiêu về màu

Màu nước thải thường do các chất hữu cơ hoặc phẩm màu từ các ngành công nghiệp gây ra. Nước thải từ các ngành công nghiệp như dệt nhuộm thường có màu đậm. Màu trong nước không chỉ gây mất mỹ quan mà còn chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

Trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01:2009/BYT)

  1. QCVN 01:2009/BYT về Chất lượng nước ăn uống: Quy chuẩn không quy định cụ thể chỉ tiêu về màu sắc cho nước ăn uống. Tuy nhiên, nước uống phải có màu trong suốt và không có màu sắc bất thường, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về an toàn và cảm quan để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
  2. QCVN 40:2011/BTNMT về Nước thải công nghiệp: Đối với nước thải công nghiệp, chỉ tiêu về màu phụ thuộc vào loại cột A hoặc B:
    • Cột A (nước thải xả vào nguồn nước sử dụng cho cấp nước sinh hoạt): Quy định mức tối đa là 50 Pt-Co.
    • Cột B (nước thải xả vào nguồn nước không dùng cho cấp nước sinh hoạt): Quy định mức tối đa là 150 Pt-Co.
cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-6
Chỉ tiêu về màu trong xử lý nước thải

Sử dụng hệ thống lọc màu hoặc hóa chất đặc biệt giúp loại bỏ màu hiệu quả. Các hệ thống xử lý màu chuyên dụng giúp đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn tốt hơn.

Chỉ tiêu pH

Chỉ tiêu pH đo độ axit hoặc kiềm của nước trên thang điểm từ 0 – 14. Theo nghiên cứu, vi khuẩn và vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải phát triển tối ưu trong môi trường có pH từ 6.5 đến 8.5. Do đó, để đảm bảo hiệu quả xử lý cao nhất, nước thải thường được duy trì ở mức pH gần trung tính, khoảng 6.8 đến 7.2.

Nước thải có pH quá thấp hoặc quá cao đều gây nguy hại cho hệ sinh thái và môi trường. Cần duy trì độ pH trung tính giúp tối ưu hóa hiệu quả của các quy trình sinh học và hóa học.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách thử độ pH của nước chính xác, đơn giản tại nhà

Chỉ tiêu nhiệt độ

Nhiệt độ là một thông số quan trọng cần kiểm tra khi theo dõi các chỉ tiêu của nước thải. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ diễn ra của các phản ứng hóa học và hoạt động của vi sinh vật trong quá trình xử lý nước. 

Nhiệt độ thông thường của nước trong khoảng 20 – 30 độ C để đảm bảo vi sinh vật hoạt động hiệu quả trong quá trình xử lý. Nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm rối loạn hoạt động của vi sinh vật. 

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-7
Bảng chỉ tiêu của các thông số trong nước thải công nghiệp

Kiểm tra nhiệt độ giúp đánh giá điều kiện nhiệt của nước thải và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả xử lý. Thông thường, việc đo nhiệt độ được thực hiện sau khi nước thải đã qua hệ thống xử lý. 

Chỉ tiêu độ mặn

Chỉ tiêu độ mặn là thông số đánh giá lượng muối hòa tan trong nước thải. Nồng độ muối cao trong nước thải có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý sinh học và gây hại cho môi trường tự nhiên. 

Các ngành công nghiệp thực phẩm và thủy sản cần kiểm soát độ mặn cẩn thận. Đồng thời cần giảm độ mặn giúp bảo vệ môi trường và tối ưu hóa quá trình sinh học. 

Chỉ tiêu độ dẫn điện

Độ dẫn điện (EC – Electrical Conductivity) cho thấy khả năng dẫn điện của nước và có liên quan trực tiếp đến nồng độ ion hòa tan. Thông số này được đo bằng đơn vị microsiemens trên centimet (µS/cm). 

Nước tinh khiết hầu như không có khả năng dẫn điện, với chỉ số EC gần bằng 0. Tuy nhiên, khi nước tiếp xúc với môi trường và hòa tan nhiều chất khác nhau, hình thành dung dịch điện ly và tăng độ dẫn điện.

Theo dõi độ dẫn điện giúp kiểm tra sự hiện diện của các chất ô nhiễm vô cơ trong nước thải và đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý. Do đó, việc giám sát chỉ số này là cần thiết để đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.

cac-chi-tieu-trong-xu-ly nuoc-thai-8
Chỉ tiêu độ dẫn điện trong nước

Việc kiểm soát và giám sát các chỉ tiêu trong xử lý nước thải mà bạn cần biết là yếu tố then chốt trong giúp đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe của con người. Thiết bị ngành nước Song Phụng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quy trình xử lý nước, đảm bảo đạt chuẩn chất lượng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất!

>>> Có thể bạn quan tâm: Men vi sinh xử lý nước thải phổ biến hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *