Bể nén bùn trong xử lý nước thảimột thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp nước thải được lọc sạch sẽ. Vậy bể nén bùn là gì, có vai trò như thế nào thì cùng Song Phụng xem qua bài viết này nhé.

Tìm hiểu bể nén bùn là gì?

Bể nén bùn trong xử lý nước thải là một loại bể được sử dụng để làm đặc bùn trong hệ thống xử lý nước thải. Nó hoạt động giống như một bể lắng, nơi mà các chất rắn trong nước thải sẽ lắng xuống dưới đáy bể.

be-nen-bun-trong-xu-ly-nuoc-thai-1
Bể nén bùn để xử lý nước thải hiện nay

Bể nén bùn giúp tách bùn ra khỏi nước thải bằng cách sử dụng trọng lực. Khi nước thải được đưa vào bể, bùn sẽ lắng xuống dưới đáy, phần nước nước trong ở trên sẽ được thu hồi và thải ra môi trường.

Vai trò và phân loại bể nén bùn trong xử lý nước thải

Bể nén bùn là một phần thiết yếu trong hệ thống xử lý nước thải, không chỉ giúp tách nước và giảm thể tích bùn mà còn nâng cao hiệu suất và bảo vệ môi trường. Dưới đây là chi tiết vai trò và phân loại bể nén bùn trong xử lý nước thải:

Vai trò của bể nén bùn

Bể nén bùn trong xử lý nước thải có vai trò chính là cô đặc bùn, nhằm giảm khối lượng thể tích của bùn khi chứa nước. Nhờ đó, khối lượng và thể tích của bùn sẽ giảm đi đáng kể, giúp cho việc thu gom và xử lý bùn trở nên dễ dàng hơn.

Phân loại các bể nén bùn phổ biến

Bể nén bùn trong xử lý nước thải hiện nay có rất nhiều loại nhưng cơ bản và phổ biến nhất gồm có:

Bể nén bùn trọng lực

  • Nguyên lý: Dựa hoàn toàn vào trọng lực để các hạt bùn nặng lắng xuống đáy bể.
  • Cấu tạo: Thường là bể hình tròn hoặc hình chữ nhật, đơn giản, ít chi tiết.
  • Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, vận hành đơn giản, không cần nhiều kỹ thuật. Phù hợp với các hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ.
  • Nhược điểm: Hiệu suất tách nước thấp, đặc biệt với bùn có độ nhớt cao. Thời gian lắng lâu, chất lượng bùn sau khi nén không cao.
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ, hoặc làm giai đoạn tiền xử lý cho các hệ thống phức tạp hơn.
be-nen-bun-trong-xu-ly-nuoc-thai-2
Bể nén bùn trọng lực có chi phí đầu tư thấp, phù hợp với quy mô nhỏ

Bể phân hủy sinh học

  • Nguyên lý: Sử dụng các thiết bị cơ khí như máy khuấy, máy nén để tăng tốc độ lắng và tách nước.
  • Cấu tạo: Phức tạp hơn bể trọng lực, có thể có nhiều tầng, nhiều ngăn để tăng hiệu quả.
  • Ưu điểm: Hiệu suất tách nước cao hơn. Có thể xử lý được nhiều loại bùn khác nhau. Thời gian lắng ngắn hơn.
  • Nhược điểm: Chi phí đầu tư và vận hành cao hơn. Yêu cầu bảo trì thường xuyên. Tiêu thụ nhiều năng lượng.
  • Ứng dụng: Phù hợp với các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nơi yêu cầu hiệu quả cao và xử lý lượng bùn lớn.
be-nen-bun-trong-xu-ly-nuoc-thai-3
Bể phân hủy sinh học sử dụng thiết bị máy khuấy để tăng tốc độ lắng và tách nước

Nguyên lý hoạt động của bể nén bùn

Bể nén bùn trong xử lý nước thải có nguyên lý hoạt động tương tự như bể lắng hình tròn. Dung dịch bùn cặn sẽ được dẫn vào ống trung tâm được đặt ở tâm bể và bùn cặn. Dưới tác động của trọng lực, bùn cặn lắng xuống phía dưới đáy, tiếp theo đó phần nước sạch thu bằng máng vòng xung quanh bể và đưa trở lại hệ thống xử lý.

be-nen-bun-trong-xu-ly-nuoc-thai-4
Bể nén bùn trong xử lý nước thải gần giống với bể lắng hình tròn

Các hệ thống xử lý nước thải thông thường thì có công suất lớn, nên bố trí bộ gạt cặn dưới đáy trung tâm. Lớp bùn cặn lắng dần xuống bể sẽ được tay gạt bùn gạt xuống đáy bể. Tại đây sẽ được bơm bùn vào máy ép bùn khung bản.

Để tạo ra các khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đòn của gạt cặn gắn các thanh dọc bằng gỗ hoặc bằng thép. Khi máy đào chuyển động xung quanh trục, hệ thanh dọc sẽ khuấy nhẹ khối cặn, nước trào lên trên  làm cho cặn đặc hơn.

Cách tính kích thước bể nén bùn trong xử lý nước thải

Bể nén bùn trong xử lý nước thải thường thì chiều cao của bể được xây dựng từ 3 – 3,7 m. Ống phân phối trung tâm cũng thường có đường kính xấp xỉ khoảng 10 – 20% của bể thường được xây dựng từ 3 – 3,7 m. Diện tích bể nén bùn xác định dựa theo tải trọng cặn (kg/m2), diện tích bể được xây dựng dựa vào khảo sát vì phụ thuộc từng loại cặn cần cô đặc.

Khi tính bể nén bùn chủ yếu dựa vào tải trọng bề mặt của bể, tải trọng bề mặt nằm trong khoảng từ 24 – 30 m3/m2/ngày. 

Tải trọng bề mặt tính bằng công thức: Q (m3/ngày) / S (tiết diện bể m2)

Thể tích của bể nén bùn sẽ kiểm tra theo thời gian lưu cặn trong bể từ 0.5 – 20 ngày tỷ lệ nghịch với nhiệt độ ngoài trời, thời tiết nóng và ẩm thì lấy trị số nhỏ nhất.

Thời gian lóng cặn bên trong bể bằng thể tích vùng chứa cặn nước thải (thường lấy chiều cao từ 1,7m – 24m) được chia cho lượng bùn cặn được rút ra khỏi các bể nén bùn theo giờ trong ngày.

be-nen-bun-trong-xu-ly-nuoc-thai-5
Chi tiết các bộ phận bể nén bùn trong xử lý nước thải

Vậy ta thấy bể nén bùn trong xử lý nước thải là một thiết bị không thể thiếu để giúp cho quá trình lọc nước được nhanh chóng và sạch hơn. Và chúng tôi cũng tự hào Môi Trường Song Phụng là đơn vị có những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong xử lý nước thải một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Nếu các bạn có nhu cầu tìm kiếm bể nén bùn chất lượng thì nhắn tin ngay từ hôm nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *