Nước mưa là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sinh hoạt cần phải lọc nước mưa và xử lý các tạp chất, vi khuẩn, … thông qua hệ thống lọc nước mưa. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hệ thống lọc nước mưa và một số cách lọc nước mưa hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
Hệ thống lọc nước mưa là gì?
Hệ thống xử lý nước mưa hay còn được gọi là lọc nước mưa. Đây là một trong những phương pháp nhằm loại bỏ các tạp chất, chất độc hại có trong nước mưa. Từ đó, chúng ta sẽ thu được nguồn nước an toàn và chất lượng hơn. Hệ thống này được xem là giải pháp cứu cánh cho những khu vực khan hiếm nước sạch, tiết kiệm chi phí mua nước.
Nhiều người đang sinh sống tại khu vực nông thôn vẫn nghĩ rằng, nước mưa chỉ cần đun lên là đã có thể uống được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết, những thứ tồn tại không khí như khói bụi, các chất độc sẽ được rửa trôi và chảy theo nước mưa.
Thậm chí, nước mưa tại một số khu vực còn có chứa các chất độc hại nặng. Do đó, uống phải nước mưa này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Ngoài ra, nước còn ảnh hưởng đến các thiết bị trong gia đình như thiết bị inox, bình chứa nước, …
Chính vì vậy, hệ thống lọc nước mưa ra đời giúp xử lý nguồn nước mưa, mang đến nguồn nước chất lượng, đảm bảo an toàn cho cả người và của.
Vì sao nên có hệ thống lọc nước mưa?
Tại sao chúng ta lại phải lọc nước mưa? Trong nước mưa có tác hại gì hay không? Tìm hiểu chi tiết bên dưới.
Tác hại khi không lọc nước mưa
Nước mưa là nguồn nước miễn phí, được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nước mưa không sạch như bạn thấy và gây ra nhiều tác hại đối với con người. Cụ thể:
- Nước mưa có chứa nhiều vi khuẩn và các chất độc hại. Nếu không được lọc kỹ khi đi vào cơ thể sẽ là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
- Uống nước mưa thiếu các khoáng chất cần thiết đối với cơ thể như: Magie, canxi, … Nếu gia đình bạn chủ yếu sử dụng nước mưa trong sinh hoạt thì cơ thể sẽ thiếu đi các chất cần thiết gây ra các bệnh như: Còi xương, sức đề kháng kém, …
- Nước mưa bị ô nhiễm bởi các hóa chất nông nghiệp, khí thải công nghiệp, bụi bẩn từ các khu vực đô thị, … Việc sử dụng nguồn nước này có thể gây ngộ độc, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Lợi ích của hệ thống lọc nước mưa
Hệ thống lọc nước mưa là giải pháp để gia đình bạn sở hữu nguồn nước an toàn. Việc trang bị hệ thống lọc nước mưa đem lại nhiều lợi ích vượt trội như:
- Nước mưa là nguồn nước miễn phí, do đó bạn có thể tiết kiệm chi phí cho hóa đơn nước sinh hoạt.
- Nước mưa là nguồn nước tái tạo, sử dụng nước mưa giúp giảm thiểu khai thác nước ngầm. Đây cũng là giải pháp để bảo vệ môi trường sống.
- Loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong nước mưa.
- Nước mưa không chứa clo và các hóa chất khác làm khô tóc và da.
- Nước mưa không chứa cặn khoáng, giúp giảm thiểu sự hình thành cặn bẩn trong các thiết bị như máy giặt, bình nóng lạnh, …
Cơ chế của hệ thống lọc nước mưa
Hệ thống lọc nước mưa bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn, biến nước mưa thành nguồn nước sạch, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.
Cơ chế của hệ thống lọc nước mưa
Dưới đây là 3 giai đoạn trong cơ chế hoạt động của hệ thống lọc nước mưa:
Giai đoạn 1: Hứng nước mưa
Đầu tiên, chúng ta cần phải hứng được nước mưa, ưu tiên hứng nước từ mái nhà. Lý do là vì nguồn nước có quãng đường di chuyển ngắn, được đánh giá là sạch nhất. Ngoài ra, nước không bị cuốn theo các tạp chất, chất bẩn.
Tiếp theo, chúng ta cần lắp đặt hệ thống máng xối hay mái hứng nước mưa. Lắp đặt hệ thống máng xối và ống dẫn nước có kích thước phù hợp với không gian để thu gom và dẫn nước mưa hiệu quả. Khi thiết kế, bạn cần xây máng xối có độ dốc nhất định để nước chảy dễ dàng. Về ống dẫn nước, bạn ưu tiên lựa chọn các vật liệu có khả năng chống gỉ sét và có nắp đậy.
Giai đoạn 2: Lọc nước mưa
Nước mưa sau khi hứng sẽ được chảy vào 2 bình lọc để làm sạch. Trong bình sẽ bố trí những vật liệu lọc như: Than hoạt tính, sỏi, hạt trao đổi ion, cát thạch anh, các lớp đá để lưu thông dòng chảy, …
Nước mưa khi qua hệ thống 2 bình lọc và nhiều lớp lọc sẽ lại bỏ các cặn bẩn, chất độc hại, tạp chất, … Ngoài ra, hệ thống lọc nước mưa còn có thể tiêu diệt và xử lý những vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm:
Giai đoạn 3: Bể chứa nước mưa
Khi đã được lọc xong, nước sẽ chảy xuống bể chứa. Vậy là bạn đã có thể sử dụng để sinh hoạt, tưới tiêu, … Nếu muốn dùng nước để uống, bạn cần lắp đặt thêm 1 đến 2 cốc lọc sơ bộ kết hợp với máy lọc được và đèn UV. Như vậy thì nguồn nước mới đảm bảo sạch.
Một số cách lọc nước mưa đơn giản
Dưới đây là một số cách lọc nước mưa đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
Lọc bằng nước đun sôi
Có rất nhiều cách để làm sạch nước mưa và đơn giản nhất phải kể đến phương pháp dùng nhiệt. Trong đó, đun sôi nước là phương pháp hiệu quả cao, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh bên trong nước.
Nước đun sôi sau đó để nguội được xem là nguồn nước an toàn và tiện lợi. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nước đun sôi phải là nước sạch, đun đủ thời gian và nhiệt độ.
Nếu gia đình bạn không dùng nước máy mà dùng trực tiếp nước giếng, nước sông, ao hồ thì cần phải lọc kỹ rồi mới đun sôi.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng nước đun sôi trong vòng 48 tiếng. Vì nước sau khi đun sôi để nguội quá lâu có thể sẽ bị tái nhiễm khuẩn từ môi trường xung quanh.
Xử lý bằng phương pháp hoá học
Nếu bạn cảm thấy việc đun sôi nước mất quá nhiều thời gian và công sức nhưng không chắc chắn về chất lượng thì có thể chuyển sang xử lý nước bằng phương pháp hoá học.
Phương pháp hoá học sử dụng các hóa chất như: Clo, ozone, tia UV, … nhằm tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác trong nước.
Xem ngay: Các thiết bị khử trùng nước hiệu quả: máy Ozone, đèn UV
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của hệ thống lọc nước mưa và cơ chế hoạt động của hệ thống. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn tìm ra về phương pháp phù hợp để xử lý nước hiệu quả. Nếu còn có thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!