Trong thời đại công nghiệp phát triển như hiện nay thì lò hơi là hệ thống không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Sau một thời gian sử dụng, lò hơi có hiện tượng bị bám cặn vôi, cặn nước dẫn đến giảm nhiệt lò hơi. Bài viết dưới đây Song Phụng sẽ giới thiệu đến bạn hóa chất tẩy cáu cặn lò hơi hiệu quả.
Lò hơi là gì?
Lò hơi là thiết bị sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước tạo thành hơi nước phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong một số lĩnh vực công nghiệp như: nhuộm, đun nấu, sấy, hơi để chạy tuabin máy phát điện,…
Lò hơi là một thiết bị chịu áp lực biến nước thành hơi nhờ nhiệt năng sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu hoặc biến đổi từ các nguồn năng lượng khác như năng lượng nguyên tử, điện năng.
Đa số các ngành công nghiệp đều sử dụng lò hơi một cách rộng rãi, tùy vào nhu cầu, ngành hàng, điều kiện mà áp suất và nhiệt độ của nồi hơi khác nhau, ví dụ:
- Công ty may mặc: Nồi hơi dùng để cung cấp nhiệt cho giặt, là, ủi
- Công ty chế biến thực phẩm: Lò hơi được dùng để sấy khô thực phẩm
- Nhà máy sản xuất nước giải khát: Lò hơi được dùng để khử trùng, đun sôi nước
Sau một thời gian dài sử dụng, lò hơi thường bị đóng cặn, lớp cáu cặn này sẽ ngày càng dày dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn đường ống. Điều này sẽ làm giảm khả năng dẫn nhiệt dẫn đến giảm năng suất hoạt động.
Nguyên nhân hình thành cáu cặn lò hơi
Cáu cặn lò hơi và một số chất lắng đọng có thể hình thành trên bất cứ bề mặt nào của thiết bị tiếp xúc với nước, nhất là trên thành ống lò hơi. Cáu cặn của lò hơi được hình thành bởi các tạp chất kết tủa tách ra từ nước ở trên bề mặt truyền nhiệt của lò hoặc do các chất lơ lửng trong nước lắng xuống bề mặt, cứng và bám chặt vào bề mặt. Sự bay hơi nước là nguyên nhân dẫn đến các tạp chất ngày càng dày thêm.
Nguyên nhân gây ra cáu cặn bám vào thành lò hơi chính là việc vệ sinh lò hơi kém, không xử lý thường xuyên dẫn đến tình trạng cáu cặn kết dính vào thành lò. Đa số cáu cặn trong lò hơi bắt nguồn từ độ cứng của nước. Độ cứng sẽ phản ứng trong môi trường nhiệt và tạo ra cáu cặn. Đây là một trong những nguyên nhân không được dùng nước cứng trong lò hơi, còn nếu sử dụng phải làm mềm nước cứng trước khi đun để lấy hơi.
Nước cứng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng cáu cặn lò hơi, các tạp chất khác như magie, canxi, silica, nhôm, sắt,…có trong nước cũng là nguyên nhân gây ra cáu cặn lò hơi.
Bên cạnh đó cáu cặn lò hơi còn được gây ra bởi các tạp chất được kết tủa trực tiếp trong nước, bám vào thành lò hơi hoặc do các chất lơ lửng trong nước lắng và bám vào bề mặt lò hơi, sự bay hơi dẫn đến cáu cặn kết dính và cô đặc hơn.
Vị trí cáu cặn thường bám trong lò hơi:
- Đáy nồi hơi: Lớp bùn nhão dày mỏng phụ thuộc vào việc xả lò, hiệu quả xả đáy và tuần hoàn nước.
- Thành bao hơi.
- Thành ống góp.
- Khe ranh giới phần chứa hơi và nước
Cơ chế hình thành cáu cặn
Nước dùng cho các thiết bị trao đổi nhiệt nếu không được xử lý triệt để làm mềm nước, các thành phần làm cứng nước là Mg2+, Ca2+,…chưa được loại bỏ, do đó khi thiết bị vận hành sẽ hình thành cáu cặn trên bề mặt theo phản ứng:
Ca2+ + CO32- = CaCO3 (kết tủa cặn)
Mg2+ + CO32- = MgCO3 (kết tủa cặn)
Thành phần chính của cáu cặn đó là muối silic, CaCO3, MgCO3,… Không những thế cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị còn gồm các cặn bẩn, tạo chất có trong nước và các oxit do quá trình oxy hóa bề mặt khi tiếp xúc với nước và làm việc trong môi trường có nhiệt độ, áp suất cao.
3Fe + 2O2 = FeO + Fe2O3
2Cu + O2 = 2CuO
Kết quả kiểm tra các cáu cặn bám trên bề mặt khi tiếp xúc với nước có CaCO3 chiếm 78% và các cặn bám khác như bùn, Magie, cacbon SiO2…
Tác hại của cáu cặn trên lò hơi
- Ăn mòn bề mặt thiết bị, giảm tuổi thọ, không đảm bảo an toàn vận hành và nếu vận hành dễ gặp sự cố nguy hiểm như: nổ, thủng thiết bị,…
- Giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, giảm năng suất làm việc của thiết bị đồng thời làm tiêu tốn nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho quá trình vận hành của thiết bị.
- Gây tắc, thủng đường ống,…khi khắc phục sự cố này sẽ gây gián đoạn tiến độ công việc, chất lượng thẩm mỹ, tuổi thọ của thiết bị, gây thất thoát, thiệt hại lớn.
Những vấn đề của lò hơi khi không tẩy rửa
- Nứt gãy đường ống: Do các chất lắng đọng đi vào lò từ nước được cung cấp cho lò bị cô đặc nhiều lần trong lò hơi, những chất này cách nhiệt nên sẽ dẫn đến hiện tượng quá nhiệt cục bộ gây nứt gãy.
- Giảm hiệu quả sinh hơi: Các tạp chất sinh ra sẽ hạn chế tốc độ bay hơi của nước, khi này sẽ làm sôi lớp màng mỏng sát ở bề mặt lò và thúc đẩy quá trình lắng đọng nhanh hơn.
- Khi lò cần sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Tăng chi phí sửa chữa, bảo trì lò hơi; giảm tuổi thọ của thiết bị .
- Do chưa xử lý tốt cấp cho lò hơi dẫn đến lò hơi bị ăn mòn trong quá trình vận hành, ăn mòn do cáu cặn gây ra.
- Đóng cáu cặn: Do đặc tính của lò hơi là cô đặc nên nước cấp cho thiết bị sẽ bị cô đặc lại, lâu ngày không được xả ra ngoài sẽ tạo thành cáu cặn bên trong ngày càng nhiều hơn.
- Nhiễm bẩn hơi: Do lượng nước chưa được xử lý tốt cùng với cáu cặn bên trong lò hơi sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.
Các loại hóa chất tẩy cáu cặn lò hơi
Có một số loại hóa chất tẩy cáu cặn lò hơi phổ biến được sử dụng để làm sạch và loại bỏ cặn bẩn trong lò hơi. Dưới đây là một số loại hóa chất thường được sử dụng:
- Hóa chất tẩy cặn axit: Bao gồm axit sulfuric, axit hydrocloric, axit phosphoric và axit oxalic. Loại hóa chất này được sử dụng để tẩy sạch cặn bẩn có thành phần muối canxi và magie.
- Hóa chất tẩy cặn kiềm: Bao gồm muối trisodium phosphate và potassium hydroxide. Loại hóa chất này thường được sử dụng để tẩy cặn bẩn có thành phần muối sắt và kim loại nặng.
- Hóa chất tẩy cặn hỗn hợp: Loại này thường bao gồm các hợp chất hóa khác nhau hoặc các hợp chất axit kiềm có tính tẩy rửa và loại bỏ cặn trong lò hơi.
- Hóa chất tẩy cặn enzym: Gồm các enzym sinh học có khả năng phân hủy cặn hữu cơ và một số chất ô nhiễm khác trong lò hơi.
- Hóa chất tẩy cặn tổng hợp: Loại này sẽ có các hợp chất tẩy rửa chuyên dụng được thiết kế để tẩy rửa cáu cặn trong lò hơi.
Biện pháp tẩy rửa cáu cặn lò hơi bằng hoá chất
- Kiểm soát chất lượng nước cấp lò hơi đạt chuẩn
Các chỉ tiêu ở trên cần được kiểm soát trong chỉ tiêu bởi nếu độ cứng vượt quá giới hạn kiểm soát sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến cáu cặn trong lò hơi. Với nguồn nước có ion dẫn đến độ cứng cao thì sẽ cần sử dụng hệ thống làm mềm nước, nước sau khi qua hệ thống làm mềm thì độ cứng sẽ được kiểm soát trong giới hạn để đạt tiêu chuẩn nước cấp lò.
- Dùng hóa chất bảo trì
Để đảm bảo lò hơi hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm, công ty cần xử lý nước như trên kết hợp với dùng hóa chất bảo trì để ức chế hình thành nên cáu cặn trong lò hơi. Hệ thống xử lý ngoài lò hơi chỉ giảm hàm lượng các chỉ tiêu dẫn đến cáu cặn chứ không làm mất hoàn toàn. Bạn có thể tham khảo hóa chất LTV 110 BA-C: chứa gốc photphat tạo kết tủa với độ cứng canxi dưới dạng mùn photphat lưu động, nhờ đó mà ức chế quá trình hình thành cáu cặn trong lò hơi.
- Tuân thủ chế độ xả đáy phù hợp
Để lò hơi hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, ngoài việc sử dụng nguồn nước đạt chuẩn kết hợp với hóa chất bảo trì thì tuân thủ chế độ xả đáy vô cùng quan trọng.
Tham khảo: Phương pháp xử lý cáu cặn lò hơi hiệu quả, tối ưu nhất
Quy trình tẩy rửa cáu cặn lò hơi bằng hoá chất
Việc tẩy rửa cáu cặn lò hơi là rất cần thiết, dưới đây là quy trình tẩy rửa:
Bước 1: Xả bỏ nước cũ, thêm nước sạch vào để làm nguội lò hơi.
Bước 2: Lắp hệ thống châm và tuần hoàn hóa chất tẩy rửa cặn lò hơi.
Bước 3: Châm hóa chất ức chế, tuần hoàn và ngâm qua đêm.
Bước 4: Thêm hóa chất tẩy rửa vào lò hơi, chạy tuần hoàn và kiểm tra nồng độ của hóa chất tẩy rửa cho đến khi đạt mức tiêu chuẩn sau đó xả, thêm nước sạch vào lò hơi.
Bước 5: Thêm hóa chất trung hòa vào lò hơi, tuần hoàn và ngâm qua đêm.
Bước 6: Xả toàn bộ hóa chất trong lò, bơm nước sạch và súc rửa liên tục để loại bỏ cáu cặn ra ngoài. Rửa lò hơi đến khi pH nước xả ra cùng với pH nước cấp vào lò.
Bước 7: Vệ sinh khu vực, chạy thử lò hơi, kết thúc quy trình tẩy rửa.
Ưu điểm khi sử dụng hóa chất tẩy rửa lò hơi
- Giảm chi phí tẩy rửa và chi phí sửa chữa, bảo trì
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm nguy cơ nứt gãy đường ống hay hư hỏng do quá nhiệt
- Tiêu tốn ít nhiên liệu vì khả năng truyền nhiệt cao
- Hơi nước và nước không bị ô nhiễm bởi sắt từ kim loại
- Lò hơi hoạt động an toàn, hiệu quả
Lưu ý cần nhớ sau khi tẩy rửa lò hơi
- Quy trình tẩy rửa theo cơ sở nào
- Cặn bẩn trong lò hơi được tẩy sạch như thế nào
- Hóa chất tẩy có gây hư hỏng, ăn mòn đến thiết bị không
- Hóa chất tẩy rửa có dễ vệ sinh sau khi thực hiện hay không
- Hóa chất có gây hại cho môi trường không
- Thời gian tẩy rửa lò hơi là bao lâu
- Chi phí tẩy rửa ra sao
- Đánh giá hiệu quả tẩy rửa trên cơ sở nào
Mua hóa chất tẩy rửa cáu cặn nồi hơi công nghiệp ở đâu uy tín?
Song Phụng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực với sự tin tưởng của hơn 5000+ khách hàng và hơn 4000 dự án được triển khai ở hầu hết các lĩnh vực. Song Phụng cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc tẩy rửa cáu cặn nồi hơi. Bạn có thể tin tưởng vào chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm của Song Phụng. Bạn có thể liên hệ đặt mua hóa chất tẩy rửa cáu cặn nồi hơi qua hotline: 0913 907 274 hoặc 0984 620 494.
Xem thêm: Hóa chất chống cáu cặn, ăn mòn cho màng RO, NF, UF
Pingback: Tiêu Chuẩn Nước Cấp Lò Hơi Và Cách Xử Lý Hiệu Quả