Việc xử lý lượng nước thải sau quá trình sản xuất nước mắm đạt chuẩn là một vấn đề khó khăn và được nhiều nhà sản xuất hết sức quan tâm. Hiểu được nỗi lo lắng này, Môi Trường Song Phụng xin gửi đến bạn những chia sẻ chi tiết về quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm đạt chuẩn vừa giúp đảm bảo quy trình sản xuất vừa an toàn cho môi trường xung quanh.
Nguồn gốc và đặc điểm của nước thải sản xuất nước mắm
Trước khi tìm hiểu chi tiết về quy trình xử lý nước thải sản xuất nước mắm, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loại nước thải này
Vì sao xử lý nước thải sản xuất nước mắm lại khó xử lý?
Với các xưởng nước mắm nhỏ lẻ có lượng nước thải ít có thể dùng cách loại bỏ thông thường bằng quá trình xử lý sinh học. Tuy nhiên, nước thải sau quá trình chế biến nước mắm của các nhà máy lớn là loại nước thải khó xử lý vì chúng có độ mặn cao, khiến ức chế quá trình xử lý thông thường, làm các chất rắn trong nước thải lơ lửng và khả năng lắng bùn cũng giảm đáng kể.

Và với độ mặn này còn làm ức chế quá trình Nitrat hóa, làm giảm hiệu suất của quá trình. Và nếu độ mặn này trên 2% thì quá trình Nitrobacter sẽ bất lợi hơn Nitrosomonas, khiến cho Nitrit trong nước thải bị tích tụ xuống dưới.
Bên cạnh đó, nước thải sau quá trình sản xuất mắm còn có mùi hôi khó chịu khiến cộng đồng khó chấp nhận nếu nhà sản xuất không có cách xử lý thích hợp. Mùi hôi này có thể khiến người xung quanh khó chịu, buồn nôn và thậm chí là gây ra các loại bệnh nguy hiểm.
Các ảnh hưởng từ mùi hôi của nước thải sau chế biến nước mắm thường khá rõ ràng vì quy trình sản xuất nước mắm thường diễn ra trong thời gian dài, khiến môi trường không có cơ hội để phục hồi.
3 Phương pháp xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Để có thể xử lý nước thải sản xuất nước mắm hợp lý với điều kiện hiện tại của mình, bạn hãy thử 3 phương pháp sau đây
Xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng bãi lọc ngầm cây trồng
Bãi lọc ngầm cây trồng chính là phương pháp xử lý nước thải hiệu quả bằng cách tận dụng thực vật và vi sinh vật hấp thụ cũng như phân huỷ các chất ô nhiễm. Cơ chế hoạt động này bao gồm:

- Lắng lọc: Các chất rắn lơ lửng cũng như các chất tạp hoá được loại bỏ hoàn toàn thông quá quá trình lắng và lọc hoàn toàn tự nhiên
- Phân huỷ sinh học: Đây là quá trình nhờ vào vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí cư trú trong bùn để tiêu thụ các chất hữu cơ có trong nước thải
- Hấp thụ và biến đổi: Các loài thực vật này sẽ hấp thụ các tạp chất như photpho và nitơ để ngăn chặn chất thải ra môi trường
Phương pháp xử lý nước thải sản xuất nước mắm này vừa thân thiện với môi trường lại vừa có mức phí hợp lý vì không dùng các hóa chất cũng như không tốn chi phí cho việc đầu tư và vận hành cơ sở vật chất. Không những thế, phương pháp xử lý này thích hợp với nhiều loại nước thải, từ nước thải sinh hoạt cho đến nước thải công nghiệp.
Mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu chất thải cũng như bảo vệ môi trường nhưng bãi lọc ngầm cây trồng này có hiệu quả không quá cao nhất là với lượng nước thải lớn.
>>> Tham khảo: Sản phẩm màng lọc RO chính hãng tại Thiết bị ngành nước Song Phụng
Xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng phương pháp oxy điện hóa
Phương pháp oxy điện hóa là giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, không sử dụng hóa chất, được áp dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nước mắm. Công nghệ này có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ, màu và mùi hôi tanh. Ưu điểm lớn là hệ thống nhỏ gọn, dễ lắp đặt và vận hành, tiết kiệm diện tích. Đặc biệt, quy trình không tạo ra bùn thải và ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường.

Oxy điện hóa là quá trình sử dụng dòng điện một chiều để tạo ra các chất oxy hóa mạnh như hydroxyl radical và clo hoạt tính. Những chất này sẽ phá vỡ cấu trúc hợp chất hữu cơ bền vững có trong nước thải. Phương pháp này không cần hóa chất bổ sung, giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nó còn giúp khử màu, khử mùi và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
Trước tiên, nước thải được xử lý sơ bộ để loại bỏ cặn thô và điều chỉnh pH. Sau đó, nước đi qua bể điện hóa nơi có các điện cực đặc biệt hoạt động. Tại đây, các phản ứng oxy hóa diễn ra giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm mùi tanh. Cuối cùng là các bước lắng, lọc và khử trùng để cho ra nước sạch đạt chuẩn.
Ưu điểm nổi bật của công nghệ oxy điện hóa là không tạo ra bùn, tiết kiệm diện tích và vận hành đơn giản. Hệ thống linh hoạt, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Ngoài nước thải nước mắm, công nghệ còn ứng dụng tốt trong xử lý nước thải chăn nuôi, dệt nhuộm và sinh hoạt. Đây là giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường.
>>> Tìm hiểu: Đèn uv có hại không khi sử dụng để lọc nước?
Xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng hệ thống lọc tiên tiến
Một trong những phương pháp tiên tiến hiện nay để xử lý nước thải từ quá trình sản xuất nước mắm là sử dụng hệ thống lọc hiện đại. Quy trình này đảm bảo loại bỏ triệt để tạp chất, vi khuẩn và hợp chất hữu cơ trước khi xả thải ra môi trường, thông qua các bước xử lý chuyên sâu như sau:

- Thu gom cùng song chắn rác: Nước thải từ các khu vực sản xuất được dẫn đến bể thu gom tập trung. Tại đây, lưới chắn rác được lắp đặt nhằm loại bỏ rác thô và các vật thể có kích thước lớn, giúp bảo vệ thiết bị ở các công đoạn xử lý tiếp theo.
- Bể điều hòa: Ở bể điều hòa, nước thải được điều chỉnh lại độ pH để đạt mức phù hợp cho các bước xử lý sau. Hệ thống thổi khí sẽ liên tục khuấy trộn, giúp phân bố chất thải đều và giảm thiểu nguy cơ quá tải sinh học ở các bể kế tiếp.
- Bể xử lý kỵ khí UASB: Tại bể UASB, nước thải được đưa vào từ đáy và di chuyển lên trên, tạo điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí hoạt động. Chúng sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ mà không cần oxy, đồng thời tạo ra khí sinh học như metan trong quá trình phân hủy.
- Bể hiếu khí Aerotank: Ở bước này, vi sinh vật hiếu khí được cung cấp oxy để tiếp tục xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Khi các chất hữu cơ bị phân giải, chúng sản sinh năng lượng cho vi sinh vật và giải phóng khí CO₂ cùng các khí khác như CH₄.
- Bể lắng: Sau khi qua bể hiếu khí, nước thải chảy vào bể lắng để các hạt bùn lơ lửng có thể lắng xuống đáy. Phần nước trong bên trên sẽ tiếp tục được xử lý, trong khi bùn được tách riêng để xử lý tiếp.
- Bể khử trùng: Dù đã qua nhiều công đoạn xử lý, nước thải vẫn có thể chứa vi khuẩn hoặc virus. Tại bể khử trùng, người ta sẽ thêm vào lượng hóa chất phù hợp để tiêu diệt mầm bệnh còn lại, đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn vệ sinh an toàn.
- Xử lý bùn: Phần bùn thải sinh ra từ các công đoạn xử lý sẽ được chuyển đến bể chứa bùn. Tại đây, bùn được ép lại để giảm thể tích, giúp thuận tiện cho việc vận chuyển và xử lý cuối cùng.
>>> Tìm đọc: Tìm hiểu quy trình và công nghệ xử lý nước thải rửa xe
Địa chỉ lắp đặt hệ thống xử lý nước chuyên nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công hệ thống xử lý nước uy tín, Thiết bị ngành nước Song Phụng là lựa chọn đáng tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị ngành nước, Song Phụng cung cấp giải pháp toàn diện từ thiết kế, lắp đặt đến bảo trì hệ thống lọc – xử lý nước cho hộ gia đình, nhà máy, xưởng sản xuất và công trình công cộng.

Các lý do mà bạn nên lựa chọn Thiết bị ngành nước Song Phụng:
- Kỹ thuật viên có chuyên môn cao, thi công nhanh và đúng quy trình kỹ thuật.
- Thiết bị chính hãng, chất lượng cao, sử dụng bền lâu theo thời gian.
- Tư vấn giải pháp phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể của khách hàng.
- Hỗ trợ vận hành và bảo trì đầy đủ sau khi lắp đặt, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
Mỗi công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu về khả năng, tính ứng dụng và hiệu suất làm việc mà mình mong muốn để lên kế hoạch và áp dụng thích hợp. Với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Môi Trường Song Phụng chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được phương pháp thích hợp với hiệu suất cao và chi phí hợp lý. Nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi ngay nhé!
Dành cho bạn: