Nước nhiễm sắt là một trong những dấu hiệu của hiện tượng ô nhiễm nguồn nước mà nhiều hộ dân thường gặp phải. Đây là một tình trạng đáng báo động và cần có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ an toàn sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Hãy cùng Môi trường Song Phụng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp xử lý khi nước bị nhiễm sắt trong bài viết này nhé!
Nước nhiễm sắt là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì nước nhiễm sắt chính là tình trạng hàm lượng sắt trong nước cao hơn so với mức cho phép.
Theo QCVN 01-1:2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép là 0,3mg/L.
Nguyên nhân gây ra nước nhiễm sắt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nước nhiễm sắt, để tìm được các phương pháp xử lý an toàn, trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân của hiện tượng này:
Quá trình khai thác khoáng sản
Trong quá trình khai thác và chế biến quặng, một lượng lớn nước được sử dụng. Nước này tiếp xúc trực tiếp với quặng sắt, hòa tan các ion sắt và các chất ô nhiễm khác. Khi nước thải này không được xử lý đúng cách, chúng sẽ xả trực tiếp ra môi trường, ngấm vào mạch nước ngầm và di chuyển đến các khu vực khác làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
>>> Xem thêm: Nước nhiễm chì là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Rác thải xử lý không đúng cách
Việc xử lý rác thải không đúng quy trình là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nước bị nhiễm sắt. Đối với các rác thải công nghiệp, đặc biệt là các loại rác thải chứa kim loại nặng như sắt, khi không được xử lý đúng cách sẽ bị rò rỉ các chất độc hại vào môi trường, sau đó ngấm sâu vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Đất có hàm lượng sắt cao
Do đặc tính thổ nhưỡng nên đất ở một số nơi có chứa hàm lượng sắt khá lớn, đặc biệt là ở những khu vực gần quặng kim loại. Khi nước mưa hoặc nước ngầm đi qua các lớp đất chứa nhiều sắt, sắt sẽ hòa tan vào nước, làm tăng hàm lượng sắt trong nguồn nước, từ đó khiến nước bị nhiễm sắt.
Phân bón và hóa chất nông nghiệp
Việc sử dụng phân bón và hóa chất trong nông nghiệp, dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhất, nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào tình trạng nước bị nhiễm sắt.
Nhiều loại phân bón, đặc biệt là phân bón hóa học hoặc hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, …) có chứa một lượng nhỏ các hợp chất sắt. Khi sử dụng, các chất này sẽ ngấm vào đất, tích tụ và dần hòa tan vào nguồn nước, về lâu dài sẽ gây ra tình trạng nước nhiễm sắt.
Cách nhận biết nước nhiễm sắt
Nước nhiễm sắt thường có những dấu hiệu đặc trưng giúp bạn dễ dàng nhận biết:
- Quan sát bằng mắt thường: Nước bị nhiễm sắt thường có màu vàng, nâu hoặc đỏ. Màu sắc này sẽ đậm hơn khi để nước đứng một thời gian.
- Mùi vị: Nước có vị tanh, kim loại.
- Cặn bẩn: Xuất hiện cặn màu vàng, nâu ở đáy bình chứa, vòi nước hoặc các thiết bị sử dụng nước.
Để biết được nước của nhà bạn có đang bị nhiễm sắt hay không, hãy chuẩn bị một thau nước sau đó đem ra đặt ngoài trời trong vòng 5 phút. Nếu thấy nước dần đổi màu sang màu vàng nhạt hoặc nâu vàng, đỏ và ngửi thấy mùi tanh thì có thể kết luận nguồn nước đã bị ô nhiễm và có nhiễm sắt.
Tác hại của nước nhiễm sắt
Nước nhiễm sắt không chỉ gây hại cho sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày
Tác hại của nước nhiễm sắt đối với sức khỏe con người
Nước nhiễm sắt, nếu sử dụng lâu dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh sau đây:
- Rối loạn hệ tiêu hóa như: Gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, táo bón do sắt làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng: Sắt dư thừa có thể cạnh tranh với các khoáng chất khác như kẽm, đồng, làm giảm khả năng hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể và dẫn đến thiếu máu hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
- Hệ thần kinh: Mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng tập trung.
- Da liễu: Sử dụng nước nhiễm sắt lên da hằng ngày sẽ gây kích ứng da, dẫn đến viêm da, nổi mẩn đỏ.
Tác hại của nước nhiễm sắt đối với đời sống sinh hoạt
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, nước nhiễm sắt cũng gây ra nhiều trở ngại. Trong đó, quần áo bị ố vàng, thiết bị vệ sinh bị bám bẩn là những phiền toái lớn nhất.
Khi dùng nước nhiễm sắt để giặt đồ, vì đặc tính của sắt không hòa tan được với xà phòng nên sẽ làm hạn chế khả năng tạo bọt, bắt buộc bạn phải sử dụng nhiều xà phòng hơn để giặt quần áo, gây lãng phí tài nguyên.
Bên cạnh đó, các thiết bị gia dụng khi tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm sắt lâu ngày sẽ dễ rỉ sét, gây hư hỏng các thiết bị và giảm tuổi thọ của đường ống. Sắt kết hợp với các chất khác tạo thành cặn bám vào thành ống dẫn nước, lâu ngày gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho cả gia đình.
Biện pháp xử lý tình trạng nước nhiễm sắt
Hiện tượng nước nhiễm sắt khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt và gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, hãy cùng tham khảo những biện pháp xử lý nước nhiễm sắt dưới đây để cải thiện nguồn nước sạch và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé:
Xử lý bằng vôi
Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng vôi dựa trên cơ chế tăng độ pH của nước. Khi cho vôi vào nước, độ pH tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi để sắt (Fe2+) bị oxy hóa thành sắt (Fe3+). Sắt Fe3+ kết hợp với các ion hydroxit (OH-) tạo thành kết tủa sắt hydroxit (Fe(OH)3) có màu nâu đỏ, không tan trong nước. Kết tủa này sẽ lắng xuống đáy bể, từ đó loại bỏ sắt ra khỏi nước.
Xử lý bằng tro bếp
Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp dựa trên phản ứng hóa học giữa các chất có trong tro bếp và sắt hòa tan trong nước. Tro bếp chủ yếu chứa kali cacbonat (K₂CO₃). Khi cho tro bếp vào nước nhiễm sắt, K₂CO₃ (tro) sẽ phản ứng với muối sắt, tạo ra kết tủa màu trắng và lắng xuống đáy. Để khoảng 30 phút, bạn có thể chắt lấy phần nước sạch.
Sử dụng tro bếp để xử lý nước nhiễm sắt là biện pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí, phù hợp cho các hộ dân sinh sống ở vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa.
Sử dụng máy lọc nước RO
Để đảm bảo mang đến nguồn nước sạch cho gia đình, bạn nên trang bị thêm hệ thống máy lọc nước tại nhà. Với công nghệ lọc nước bằng màng RO, nước khi đi qua khe lọc siêu nhỏ chỉ 0.0001 micron không chỉ có thể loại bỏ sắt mà còn giúp xử lý các chất độc hại khác tồn tại trong nước.
Hiện nay, chi phí để lắp máy lọc nước RO tại nhà cũng không quá cao nên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc phương pháp này để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình.
Lắp đặt hệ thống lọc tổng
Sử dụng hệ thống lọc tổng là một cách lọc nước nhiễm sắt hiệu quả và tối ưu đối với các hộ gia đình. Đây là hệ thống lọc xử lý nước chuyên dụng có cách hoạt động tương tự như bể lọc truyền thống nhưng chất lượng các vật liệu lọc sẽ tốt và mang đến hiệu quả tối ưu hơn.
Ngoài việc loại bỏ sắt ra khỏi nước thì hệ thống lọc tổng còn giúp loại bỏ tạp chất, hóa chất, … đảm bảo mang đến cho bạn nguồn nước sinh hoạt chất lượng, an toàn.
Xử lý bằng phương pháp lắng
Phương pháp lắng là một trong những phương pháp đơn giản và phổ biến để xử lý nước nhiễm sắt. Nguyên lý của phương pháp này dựa trên việc tạo điều kiện để sắt (Fe2+) bị oxy hóa thành (Fe3+). Sắt (Fe3+) kết hợp với ion hydroxit (OH-) trong nước tạo thành kết tủa sắt hydroxit (Fe(OH)3) có màu nâu đỏ, không tan trong nước. Kết tủa này sẽ lắng xuống đáy bể, từ đó loại bỏ sắt ra khỏi nước.
Sau khi lắng, nước sẽ được dẫn qua các lớp lọc để loại bỏ hoàn toàn các hạt cặn. Các vật liệu lọc thường sử dụng là cát, than hoạt tính.
>>> Tìm đọc: Tìm hiểu các loại bể lắng trong xử lý nước thải
Xử lý nước nhiễm sắt bằng cách xây bể lọc
Phương pháp xây bể lọc để xử lý nước nhiễm sắt là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả. Bạn có thể xây bể bê tông hoặc sử dụng các thùng chứa để xử lý nước giếng nhiễm sắt.
Bể lọc nước nhiễm sắt thường chứa các vật liệu lọc chuyên dụng như: Cát thạch anh, than hoạt tính, hạt Birm, cát vàng, cát Mangan, Mangan Greensand hoặc Filox, …
Sử dụng hóa chất
Hóa chất xử lý nước nhiễm sắt thường là các chất có tính oxy hóa mạnh như Cl2, KMnO4,… để chuyển sắt (Fe2+) thành sắt (Fe3+). Những hóa chất này khi cho vào nước sẽ tạo ra phản ứng kết tủa sắt có màu nâu đỏ, không tan trong nước. Kết tủa này sau đó dễ dàng được loại bỏ bằng các phương pháp lọc.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nước nhiễm sắt là gì, những nguyên nhân, tác hại và phương pháp xử lý hiệu quả. Hy vọng rằng, thông qua những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn có thể kiểm tra được chất lượng của nguồn nước nhà mình. Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Thiết bị ngành nước Song Phụng tư vấn nhé!
Tham khảo thêm dịch vụ tại Song Phụng: