Nuôi cá cảnh là một trong những thú vui lành mạnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần phải có kiến thức và kỹ thuật nuôi. Trong bài viết dưới đây, Môi trường Song Phụng sẽ hướng dẫn cho bạn về cách tính lượng nước trong hồ cá cũng như bí quyết để setup bể cá đẹp đơn giản, dễ thực hiện.
Tại sao phải tính lượng nước trong hồ cá?
Ngoài việc khám bệnh định kỳ, chế độ dinh dưỡng hợp lý thì nguồn nước hay lượng nước trong bể cá cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến khả năng thích ứng và tốc độ phát triển của cá trong môi trường mới.
Do đó, việc duy trì lượng nước phù hợp là rất quan trọng, tránh để mực nước trong hồ cá quá cao hoặc quá thấp. Nếu mực nước trong hồ quá cao sẽ dễ gây ra hiện tượng tràn nước từ hồ cá ra ngoài, tạo điều kiện cho cá nhảy ra.
Trong trường hợp bạn có nuôi động vật nhỏ như chó, mèo,… việc để mực nước trong bể quá cao sẽ tạo cơ hội cho chúng “nghịch phá” bể cá.
Cách tính lượng nước trong hồ cá, hồ thủy sinh
Dưới đây là cách tính lượng nước trong hồ các, hồ thủy sinh bạn đọc có thể tham khảo:
Lượng nước trong bể cá = (Chiều dài x chiều rộng x chiều cao) / 1000
Trong đó:
- Kích thước hồ cá (Chiều dài, chiều rộng, chiều cao) có đơn vị đo là cm
- Lượng nước trong bể cá có đơn vị đo là lít
Ví dụ hồ cá của bạn có chiều dài 60 cm, chiều rộng 40 cm, chiều cao 40 cm thì lượng nước trong hồ cá sẽ được tính như sau:
Lượng nước trong hồ cá = (60 x 40 x 40)/1000 = 96 (lít)
Khi biết cách tính lượng nước trong hồ cá, bạn sẽ xác định được 2 vấn đề sau:
- Tính toán được công suất lọc phù hợp: Từ lượng nước trong hồ cá, bạn có thể tìm được bộ lọc phù hợp. Lấy ví dụ hồ cá chứa 96 lít nước như trên, bạn cần tìm bộ lọc có thể lọc ít nhất 3 lần trở lên trong 1 tiếng đồng hồ, nghĩa là có thể lọc 288 lít. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bộ lọc có công suất mạnh hơn gấp 5 – 6 lần thì càng tốt.
- Tính toán được lượng đèn phù hợp: Theo tiêu chuẩn thông thường cứ 1 lít nước sẽ phù hợp với đèn 1W. Do đó, với hồ cá chứa 96 lít nước sẽ phù hợp với đèn 96W. Chỉ số có thể tăng hoặc giảm hơn một chút cũng không sao.
>>> Xem thêm: Đèn UV diệt khuẩn nước có thể lắp đặt trong hồ cá
Hướng dẫn setup bể cá tuyệt đẹp cho người mới bắt đầu
Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước để thực hiện setup một bể cá đẹp dành cho người mới bắt đầu chơi bể cá thủy sinh.
Lựa chọn loại bể cá phù hợp
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại bể cá có kích thước phù hợp theo mong muốn của bản thân. Thông thường, bể cá thủy sinh sẽ nặng hơn bể cá truyền thống và được làm bằng lớp kính dày có khả năng chịu lực vì trong bể có chứa các thành phần như sỏi, cát, các phụ kiện,… Kích thước bể cá thủy sinh được sử dụng phổ biến nhất là 80 x 40 x 40 cm, có trọng lượng khoảng 200 – 250kg.
Setup nền bể cá
Lớp nền là lớp đáy dưới cùng của bế cá, thường được tạo nên từ sỏi, cát thạch anh, phân bón,… Nền cũng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các loại cây thủy sinh trong bể cá. Vì vậy, bạn cần lựa chọn lớp nền phù hợp, chất lượng để cây có thể bén rễ và phát triển tốt. Đồng thời, bạn cần đảm bảo lớp nền vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa không làm đục nước.
>>> Xem thêm: Cách xử lý nước hồ cá bị đục hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Thêm nước vào bể
Thêm nước vào bể cá là một trong những công đoạn quan trọng khi tiến hành setup bể cá thủy sinh. Bạn cần dùng túi nilon để ngăn vòi nước khi dùng vòi để đưa nước vào bể cá. Cách làm này sẽ giúp cho lớp nền không bị hỏng và nước trong bể không bị đục.
Trang trí thêm đá
Đá không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho bể cá mà còn giúp các cây thủy sinh bám vào đáy chặt hơn. Bạn có thể sắp xếp đá trong bể theo sở thích của bản thân. Đây là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo, tỉ mỉ của riêng mỗi người khi tự setup bể cá tại nhà.
Chọn và sắp xếp cây thủy sinh
Khi gắn cây thủy sinh, bạn cần tiến hành nhẹ nhàng và khéo léo để không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác có trong bể cá, đồng thời bạn có thể sử dụng kẹp y tế để tránh làm tổn thương cây. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân và ưu điểm của từng loại, bạn có thể sắp xếp ở các vị trí khác nhau.
Chẳng hạn, bạn muốn lựa chọn loại cây có thể che các cạnh và phía sau của bể thì bạn nên lấy lá rau mác hoặc cây rong mái chèo. Ở các góc của bể cá bạn có thể gắn các loại cây rậm rạp như rau cần trôi, rau dừa, đình lịch,…
Lắp đặt bộ lọc nước
Bộ lọc nước là một bộ phận không thể thiếu trong bể cá thủy sinh. Thông thường, bộ lọc nước sẽ được thiết kế thêm đèn ở phía trên bề mặt. Một số bộ lọc nước thường được sử dụng cho bể cá thủy sinh là bộ lọc tràn, lọc thác hoặc lọc ngoài.
Đối với bộ lọc ngoài thì thiết bị sẽ nằm tời và thường được gắn dưới phần chân của bể. Còn bên trong hệ thống lọc này sẽ có 2 ống để đưa nước vào và ra khỏi bể.
Bộ lọc tràn thường được làm bằng kính và đặt ổn định ở góc của bể. Với hệ thống lọc tràn, bạn có thể loại bỏ được toàn bộ váng xuất hiện trên bề mặt bể. Tuy nhiên, bộ lọc này thường thích hợp với những bể cá có thể tích lớn vì cần diện tích lắp đặt lớn. Đối với những bể cá có kích thước nhỏ sẽ phù hợp với bộ lọc thác hơn.
Lưu ý rằng các bộ lọc nước phải được chạy liên tục 24/24
>>> Tham khảo thêm: Thời gian thay lõi lọc nước nên là bao lâu một lần?
Gắn đèn chiếu sáng
Bạn cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng để phục vụ trong trường hợp ánh sáng tự nhiên không bảo đảm. Một số loại đèn chiếu sáng thường được dùng cho hồ cá thủy sinh là đèn LED, đèn huỳnh quang t5 và t8, đèn cao áp metal,… Bạn có thể tìm mua những loại đèn này tại các cửa hàng thủy sinh.
Ngoài ra, bạn không nên dùng các loại đèn có ánh sáng xanh, ánh sáng hồng,… trong bể cá thủy sinh.
Lưu ý ánh sáng mạnh có thể thúc đẩy sự phát triển quá mức của tảo trong hồ thủy sinh. Khi ánh sáng quá cao mà không đi đôi với mức độ CO₂ và dinh dưỡng hợp lý, tảo dễ phát triển nhanh, gây mất cân bằng sinh thái trong hồ và làm giảm tính thẩm mỹ.
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý khi setup bể cá. Thông thường, nhiệt độ lý tưởng nhất cho bể cá thủy sinh là dưới 29 độ C. Khi nhiệt độ nước trong bể vượt quá ngưỡng này, bạn cần sử dụng máy hoặc quạt làm mát nước chuyên dụng để làm mát bể.
Thả cá vào bể
Khoảng 7 đến 10 ngày sau khi hoàn thiện bể, bạn mới nên thả cá vào. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn nuôi những loại cá ít hung dữ để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường trong bể.
Bảo trì và chăm sóc bể cá định kỳ
Bạn nên quan sát và thay nước trong bể định kỳ để tránh cho nước bị đục bẩn do thức ăn, phân cá, vi sinh dưới lớp đáy,… Việc thay nước trong bể là rất quan trọng cho sự sinh trưởng của cá và các loại cây thủy sinh trong bể. Bạn nên thay ¼ nước trong bể mỗi tuần.
Trên đây là những chia sẻ của Môi trường Song Phụng về cách tính lượng nước trong hồ cá và bí quyết để setup một bể cá đẹp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn nắm được chi tiết cách tính lượng nước cần thiết cho bể, đồng thời biết các để setup một bể cá phù hợp với sở thích của bản thân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ giải đáp nhé.
>>> Xem thêm: Than hoạt tính có tác dụng gì trong lọc nước?